Wednesday, May 30, 2012

30 điều chưa biết về Nữ hoàng Anh

image


Đại lễ kim cương của Nữ hoàng Elizabeth II
Sinh ra ở London ngày 21/4 năm 1926, Công chúa Elizabeth chỉ thuộc hàng thứ ba trong dòng thừa kế ngai vàng nhưng một loạt sự kiện bất ngờ xảy đến, đưa bà lên ngôi Nữ hoàng ở tuổi 25.

Kể từ khi bà lên ngôi vào tháng Hai năm 1952, phong cách sống của Nữ hoàng và Hoàng gia đã cuốn hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Hãy bấm vào các biểu tượng ở trên để biết về nhiều các dữ kiện thú vị và tìm hiểu thêm về Nữ hoàng và sáu thập kỷ trên ngôi báu của bà.

Tiếp tân

Trung bình hàng năm, Nữ hoàng tiếp đón hơn 50.000 người tại các bữa tiệc khánh tiết khác nhau, các tiệc trưa, tiệc tối, tiệc tiếp tân bên vườn tại Cung điện Buckingham.

image

Bà cũng tiếp đón hơn 8.000 người mỗi năm qua các bữa tiệc tại vườn và các lễ phong chức, tước vị tại Holyroodhouse, trong dịp Tuần lễ Holyrood.

Giáng Sinh bánh pudding

Nữ hoàng đã ban khoảng 90.000 bánh pudding Giáng sinh cho các nhân viên phục vụ, tiếp tục truyền thống của vua George V và vua George VI.

Bánh ngọt Giáng sinh là bánh trái cây truyền thống của Anh được ăn vào Lễ Giáng sinh sau khi hâm nóng qua lửa đốt bằng rượu cồn.

Thư từ

Nữ hoàng đã trả lời khoảng ba triệu rưỡi thư từ.

Ngoài ra, Nữ hoàng và Công tước xứ Edinburgh đã gửi khoảng 45.000 thiệp Giáng sinh trong thời gian 60 năm.

Thời gian trị vì

Nữ hoàng là vị quốc vương trị vì dài thứ hai trong lịch sử vương quốc Anh.

Chỉ có năm vị vua và nữ hoàng có thời gian trị vì ở Vương quốc Anh kéo dài trong 50 năm hoặc hơn: Victoria (63 năm), George III (59 năm), Henry III (56 năm), Edward III (50 năm) và James VI của Scotland (James I của Anh) (58 năm).

Các vị quốc vương

Nữ hoàng là vị quốc vương thứ 40 của Vương quốc Anh kể từ khi William the Conqueror giành được vương miện của Anh (England) vào năm 1066.

Trong số 40 vị quốc vương ấy, chỉ có sáu người là Nữ hoàng.

Nữ hoàng và các Thủ tướng

Trong thời gian trị vì của mình, Elizabeth đệ nhị thường xuyên triệu vời 12 vị Thủ tướng tới hội kiến.

image

Đó là: Winston Churchill, Sir Anthony Eden, Harold Macmillan, Sir Alec Douglas-Home, Harold Wilson, Edward Heath, James Callaghan, Margaret Thatcher, John Major, Tony Blair, Gordon Brown và đương kim Thủ tướng David Cameron.

Nữ hoàng và các Giáo Hoàng Công Giáo

Elizabeth II từng nghênh đón hai Giáo Hoàng trong các chuyến thăm tới Vương quốc Anh.

Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng John Paul II vào năm 1982 là lần đầu tiên một Giáo hoàng thăm Vương quốc Anh trong suốt hơn 450 năm. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI viếng thăm năm 2010.

Điện tín

Nữ hoàng đã gửi hơn 175.000 điện cho những người sống tới một trăm tuổi ở Vương quốc Anh và Khối thịnh vượng chung.

Bà cũng đã gửi gần 540.000 bức điện mừng tới các cặp vợ chồng ở Anh và Khối thịnh vượng chung kỷ niệm đám cưới kim cương (60 năm) của họ.

Công du

Trong 60 năm, Nữ hoàng đã thực hiện 261 chuyến thăm chính thức ra nước ngoài, trong đó có 96 chuyến thăm nhà nước đến 116 quốc gia khác nhau.

image

Các chuyến công du chính thức của Nữ hoàng trải dài từ thăm đảo Cocos nhỏ bé, một lãnh thổ của Úc với dân số 596 người, cho tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với dân số 1,3 tỷ.

Ireland

Nữ hoàng đã thực hiện một chuyến thăm lịch sử tới Cộng hòa Ireland vào tháng Năm năm 2011.

Đây là chuyến thăm đầu tiên bởi một vị Quân vương Anh kể từ khi Ireland giành độc lập. Chuyến thăm lần trước đã được nhà vua George V thực hiện vào năm 1911.

Các Thủ tướng

Có hai Thủ tướng được sinh ra trong thời gian trị vì của Nữ hoàng.

Tony Blair là người đầu tiên, ông sinh ra một tháng trước khi Nữ hoàng đăng quang, và David Cameron là người thứ hai.

Biểu diễn ở Hoàng gia

Nữ hoàng đã dự khán 35 buổi biểu diễn nghệ thuật tổng hợp ở Hoàng gia được gọi là Royal Variety performance.

Đây là một chương trình được diễn ở mỗi nhà hát khác nhau ở Vương quốc Anh từng năm, với số tiền thu được sẽ đóng góp cho từ thiện.

Những chiếc tàu thủy

Nữ hoàng đã khai trương, hạ thủy 21 chiếc tàu thủy trong suốt thời gian trị của bà.

image

Con tàu đầu tiên được bà hạ thủy là chiếc HMS Vanguard khi bà còn là Công chúa Elizabeth vào năm 1944. Khi đã là Nữ hoàng, chiếc tàu đầu tiên mà bà khai trương là chiếc HMS Yatch Britannia, nay nó đã có tới hơn một triệu dặm hải trình tổng cộng, cùng với Hoàng gia và thực hiện các sứ mạng chính thức.

Dinh thự London

Điện Buckingham Palace, London nơi cư trú chính thức của Nữ hoàng, có 775 căn phòng.

Cung điện có bề dài 108 mét mặt tiền, bề rộng 120 mét (gồm cả các tứ giác) và chiều cao 24 mét. Tổng diện tích sàn của cung điện, từ tầng hầm đến mái nhà, hơn 77.000 mét vuông.

Thông điệp Giáng sinh

Nữ hoàng đã có 59 lần đọc thông điệp trên các làn sóng phát thanh, truyền hình vào dịp Giáng sinh tới Khối thịnh vượng chung vào hàng năm trong thời gian bà trị vì, ngoại trừ năm 1969.

Năm 2002, Nữ hoàng đọc thông điệp Giáng sinh lần thứ 50 trên đài và năm 2004, Nữ hoàng đã lên sóng đọc thông điệp lần đầu tiên dành riêng cho các thành viên thuộc lực lượng vũ trang Anh.

Nữ hoàng trên mạng

Nữ hoàng công bố trang mạng chính thức của Quốc vương Anh quốc vào năm 1997.

Năm 2007, kênh trên YouTube của Quốc vương Anh đã được công bố, và nó nhanh chóng được nối tiếp bằng việc mở ra các tài khoản trên Twitter @britishmonarchy (năm 2009), Flickr (năm 2010) và Facebook (năm 2010).

Bóng đá

Trận bóng đá đầu tiên mà Nữ hoàng ngự lãm là trận chung kết tranh FA Cup năm 1953.

image

Bà là người bảo trợ của Hiệp hội Bóng đá (FA), cơ quan điều hành bóng đá Anh, cũng như các hội bóng đá của Quân đội Hoàng gia, Không quân Hoàng gia và Hải quân Hoàng gia.

Tài chính

Có bốn nguồn tài chính của Nữ hoàng và của những người giúp việc của Nữ hoàng trong cương vị Nguyên thủ Quốc gia.

Đó là: Civil List - nguồn đáp ứng chi phí chính thức liên quan sứ mạng của Nữ hoàng là Nguyên thủ Quốc gia của Khối thịnh vượng chung; nguồn Grant-in-Aid giúp bảo trì các Cung điện Hoàng gia; nguồn Grant-in-Aid chi trả chi phí đi lại của Hoàng gia bằng đường hàng không, đường sắt ; và các nguồn kinh phí cam kết chính thức khác như nguồn Privy Purse, chi trả cho các sinh hoạt công cộng và cá nhân của Nữ hoàng.

Lái xe

Nữ hoàng học lái xe vào tháng Tư năm 1945 khi bà được cấp số hiệu 230.873 dành cho Elizabeth Alexandra Mary Windsor tại Sở Giao thông vận tải thuộc Trung tâm Đào tạo Giao thông Cơ giới Camberley.

Bà là thành viên nữ đầu tiên của Hoàng gia trở thành sỹ quan cao cấp hoạt động toàn thời gian trong quân đội Anh. Bà nắm vị trí tư lệnh của nhiều trung đoàn ở Vương quốc Anh và trong suốt Khối thịnh vượng chung.

Sinh nhật

Nữ hoàng có hai sinh nhật: ngày sinh thực của bà là vào 21 tháng Tư, nhưng lễ kỷ niệm "sinh nhật chính thức" diễn ra vào tháng Sáu.

Bà tổ chức riêng tư sinh nhật thực của mình. Còn sinh nhật chính thức của bà không cố định: hoặc là ngày thứ Bảy đầu tiên, thứ nhì, hay thứ ba trong tháng Sáu, do Chính phủ quyết định.

Nuôi chó

Nữ hoàng sở hữu hơn 30 con chó Corgis trong suốt triều đại của bà, bắt đầu với con chó có tên Susan được tặng cho bà vào sinh nhật thứ 18.

image

Bà cũng giới thiệu một giống chó mới được gọi là "Dorgi" khi một trong các con chó Corgis của bà được phối giống với một con chó Dachshund.

Hôn nhân

Nữ hoàng và Công tước xứ Edinburgh đã kết hôn được 64 năm.

Họ tổ chức kỷ niệm đám cưới kim cương của họ vào ngày 20 tháng 11 năm 2007.

Nhẫn cưới

Chiếc nhẫn cưới của Nữ hoàng được chế tác từ một khối vàng tự nhiên ở xứ Wales được tìm thấy ở mỏ Clogau St David gần Dolgellau.

image

Bánh cưới chính thức do hãng McVitie và Price Ltd làm có sử dụng các đặc liệu là quà cưới của Australian Girl Guides.

Chứng nhận Hoàng gia

Chứng nhận Hoàng gia được cấp cho người hoặc các công ty thường xuyên cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ với thời gian tối thiểu là năm năm liên tiếp tới Nữ hoàng, Công tước xứ Edinburgh hay Hoàng tử xứ Wales.

Chứng nhận này cho phép công ty được cấp nó sử dụng dòng chữ "By Appointment" và được để biểu tượng của Hoàng gia gọi là “Royal coat of arms” trên các sản phẩm. Hiện có khoảng 800 hãng được cấp chứng nhận của Hoàng gia.

Ngựa

Nữ hoàng có khoảng 25 con ngựa được huấn luyện mỗi năm và bà đã giành được một số chiến thắng lớn trong vòng 50 năm qua.

image

Đua ngựa là môn thể thao lâu năm rất phổ biến giữa các thành viên của Hoàng gia. Màu sắc đội đua của nữ hoàng là thân màu tím với bím màu vàng, tay áo màu đỏ tươi và mũ nhung đen với rìa vàng.

Từ thiện

Nữ hoàng là người bảo trợ của hơn 600 tổ chức từ thiện và các tổ chức khác.

Bà đã đã bảo trợ cho hơn 400 tổ chức từ năm 1952.

Các Đại lễ Kim cương

Chỉ có ba đại lễ kim cương của các Nguyên thủ Quốc gia trên toàn thế giới trong suốt thời gian trị vì của Nữ hoàng.

Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan vào năm 2006, cựu Quốc vương của Johor (nay là một phần của Malaysia) vào năm 1955, Hoàng đế Hirohito của Nhật Bản vào năm 1986. Nữ hoàng Victoria cho đến nay là vị quân vương duy nhất của Vương quốc Anh đã cử hành một đại lễ kim cương vào năm 1897.

Cung điện

Buckingham Palace là nơi đặt văn phòng của Nguyên thủ Quốc gia, đồng thời là dinh thự nơi ở của Nữ hoàng.

Ngày nay hơn 800 thành viên trong đội ngũ nhân viên phục vụ làm việc tại Cung điện Buckingham. Công việc của họ bao gồm từ dọn dẹp phòng ốc tới làm vườn, từ phục vụ các bữa ăn cho tới thư tín. Một số công việc khác thường của một số trong họ bao gồm thợ sửa tấm chắn kim loại lò sưởi cho tới thợ đồng hồ và người cầm cờ phướn.

Danh hiệu và giải thưởng

Kể từ năm 1952, Nữ hoàng đã ban hơn 404.500 phần thưởng danh dự và và các giải thưởng.

Hệ thống khen thưởng của Vương quốc Anh tôn vinh những người dân vì các công trạng phục vụ, công đức, lòng dũng cảm của họ. Một trong những danh hiệu cao quý nhất nhận được là tước hiệu hiệp sĩ.

Dữ kiện đặc biệt: tranh chân dung

Trong suốt triều đại của mình, Nữ hoàng đã ngồi trước 129 bức chân dung k‎ý họa.

image

Nữ hoàng đã ngồi để được ký họa chân dung ba chiều vào năm 2003 và chỉ mới là một Công chúa lên bảy tuổi khi được ký họa bức chân dung đầu tiên. Một trong số những bức họa này có thể được thưởng ngoạn tại triển lãm đặc biệt ở Bảo tàng tranh chân dung Quốc gia (National Portrait Gallery) ở London.



Dani Dutra, Tom Fletcher và Jason Cowlam.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.