Monday, May 28, 2012

Sài Gòn: Nhộn nhịp quán đặc sản heo rừng, heo tộc

image

SAIGON_VB: Mấy năm gần đây, mà cao trào là sau vụ thịt heo nuôi có độc chất tạo nạc, những quán ăn, quán nhậu chuyên bán thịt heo rừng, heo tộc ở Sài Gòn thường rất đông khách. Đặc biệt vào các thời điểm cận Tết Nguyên đán, do kiểu ăn tết với thịt heo tộc/heo rừng cho khoái khẩu mới được xem là chơi sang nên thứ thực phẩm thuộc loại hoang dã này được dân Sài Gòn đặt mua nườm nượp, không riêng gì từ các quán nhậu, nhà hàng mà cả từ các gia đình khá giả. Cuối năm có tiệc tùng, nhậu nhẹt là nhiều nhóm bạn lại rủ nhau ra quán heo rừng/heo tộc để vừa ăn ngon vừa đổi không khí.

image

Theo một phóng sự trên báo TT, một điều khá thú vị là nếu trước đây heo rừng nuôi được ưa chuộng nhất, nay heo tộc (thay cho heo mọi - cách gọi nghe bất nhã đối với chủ nuôi là bà con người dân tộc thiểu số) do thịt đỡ dai hơn so với heo rừng nên đang qua mặt, giá bán cao hơn heo rừng nuôi. Heo rừng hiện được nuôi theo quy trình công nghiệp, xuất chuồng hàng loạt nên giá thành rẻ hơn (khoảng 120,000 đồng/kg) nhưng chất lượng thịt kém, mỡ nhiều hơn heo tộc. Vì thế đã có tình trạng biến heo rừng nuôi thành heo tộc để bán giá cao.

image
Heo tộc (lai heo nhà) nuôi ở vùng Kon Tum.

Tại trang trại, heo tộc và heo rừng được nuôi nhốt cùng một nơi, kích cỡ khá tương đồng với nhau và chế độ ăn uống cũng giống hệt nhau. Nếu không có sự hướng dẫn của người nuôi thì không phải ai cũng nhận ra sự khác biệt của hai loại heo này. Ông Võ Văn Phiên, chủ trang trại heo rừng ở Bến Cát, Bình Dương, nói heo tộc lông đen sẫm, mõm ngắn, bụng phệ, heo rừng lông có màu nâu sậm, mõm dài hơn. Ông cho biết: “Dạo gần đây, nhiều chủ quán nhậu, nhà hàng... đặt hàng ở trang trại của tôi để lấy heo con, loại 10-12kg, rồi đem về quảng cáo là heo tộc. Cách này tiện cái là đỡ phải khai báo với kiểm lâm khi xuất chuồng”.

image
heo mọi

Hiện nay, cứ khoảng gần 6 giờ chiều, quán đặc sản heo tộc, heo rừng Thành Mắt trên đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp) đã kín bàn. Dù thực đơn có hàng trăm món nhưng chỉ các món đặc sản heo tộc liên tục được bưng lên. Còn ở quán heo tộc Lương Gia Quán trên đường Nguyễn Tuyển (quận 2), mới gần 10 giờ sáng thứ hai đầu tuần, khách đã ngồi hơn 2/3 số bàn ghế. Càng về chiều không khí càng đông vui nhộn nhịp, khách đến mua đem về cũng không ít. Chủ quán cho biết quán thường xuyên đi gom hàng từ nhiều tỉnh xa như Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng... về để đáp ứng nhu cầu của khách.

image
Heo rừng nuôi ở vùng Đà Lạt - Lâm Đồng.

Tuy nhiên, dần hồi heo tộc đã được chuyển từ các trang trại miền núi về nuôi nhốt khá nhiều ở các quận huyện vùng ven như quận 9, Hóc Môn, Củ Chi... Tại các điểm bán heo tộc ngoài đường, người bán cũng thừa nhận bán lẫn heo tộc với heo rừng. Nhiều người còn quét sơn đen lên heo nhà thành heo tộc để bán.

image
heo mọi VN

Ông Lê Văn Dũng, chủ một điểm bán heo tộc trên đường Bình Long (quận Bình Tân), thì hãnh diện cho biết: “Heo tộc của tôi được lấy nguồn từ Campuchia, nuôi nhốt trong chuồng tại nhà, cứ khách đến đặt hàng sẽ bắt làm luôn rồi mang đi giao, chắc giá 200,000 đồng/kg. Heo còn sống, giết thịt, làm lông sạch sẽ thêm 100,000 đồng”.


image
heo tộc

Không chỉ cánh đàn ông nhậu nhẹt mới khoái món heo tộc/heo rừng, cả một số quí bà quí cô cũng không ngại vào quán thưởng thức món này. Cô Mỹ Lê, nhân viên HD Bank, đã cho biết. “Heo tộc, heo rừng đâu phải chỉ để nhậu, khi chế biến xào, nấu để ăn cơm kiểu văn phòng cũng rất ngon nên bạn bè tôi vào buổi trưa cũng thích đi ăn để đổi vị”.
image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.