Friday, December 13, 2013

Rồi sẽ đến Biển Đông

image
Hải quân Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Trước nguy cơ xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, ở Việt Nam, nhiều người nhấp nhỏm lo lắng và tức giận nhưng cũng không ít người khác, ngay cả các cán bộ cao cấp, có khi thuộc giới lãnh đạo trung ương, lại thờ ơ đến mức dửng dưng.

Lý do của sự dửng dưng ấy là người ta cho cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa đều là những hòn đảo nhỏ xíu và xa lắc, phần lớn đều không có dân cư, hoặc nếu có, cũng cực kỳ ít ỏi, không đáng để chú ý, đừng nói là để phải hy sinh bất cứ một điều gì. Nói theo lời một cán bộ nào đó ở Việt Nam thường được nhắc nhở trên các tờ báo mạng: “Đó chỉ là những hòn đảo cho chim ỉa.”

image
Dễ ngỡ như có lý. Quần đảo Hoàng Sa bao gồm trên 30 đảo, bãi đá và cồn san hô, nhưng phần đất nổi lên khỏi mặt nước lại khá nhỏ, với tổng diện tích khoảng 8 cây số vuông. Trường Sa bao gồm trên 100 đảo và bãi san hô, nhưng phần đất nổi lại nhỏ hơn Hoàng Sa, chỉ khoảng 3 cây số vuông. Đất đai ở cả hai nơi hầu như đều không thể trồng trọt được; có nơi còn không có cả nước ngọt, do đó, dân cư đều rất thưa thớt, chỉ khoảng vài ba trăm người (không kể bộ đội).

image
Tuy nhiên, đó chỉ là một sự ngụy biện. Hơn nữa, một sự ngụy biện ngu xuẩn. Hơn thế nữa, một sự ngụy biện ngu xuẩn một cách nguy hiểm.

Ngu xuẩn bởi nó phủ nhận một thực tế khác: Ở đó không phải chỉ có đảo, có đá và có san hô mà còn có nhiều tài nguyên khác, từ những thứ gần và dễ thấy nhất là tài nguyên sinh vật (thủy sản), đến những thứ sâu kín và quý giá hơn là tài nguyên khoáng sản với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên được giới nghiên cứu tiên đoán là rất dồi dào, lên đến hàng trăm tỉ thùng.

Ngu xuẩn cũng bởi nó bất chấp một khía cạnh khác, quan trọng không kém: ý thức quốc gia và lòng tự hào dân tộc. Bất cứ mảnh đất nào thuộc lãnh thổ một quốc gia cũng được xem là quý báu không phải chỉ vì giá trị vật chất mà còn vì những giá trị tinh thần của nó.

image 
Người ta có thể cân đo đong đếm các trữ lượng tài nguyên nhưng không ai có thể cân đo đong đếm xương máu cha ông đã đổ ra để bảo vệ những mảnh đất ấy. Chính những xương máu ấy làm cho mọi mảnh đất đều trở thành thiêng liêng. Công việc bảo vệ những giá trị thiêng liêng ấy không còn thuộc phạm trù vật chất và quyền lợi mà thuộc về phạm trù tâm linh và đạo đức.

Sự ngu xuẩn ấy còn nguy hiểm vì hai lý do khác:

image
Thứ nhất, theo luật quốc tế, chủ quyền trên đảo bao giờ cũng đi liền với chủ quyền trên vùng biển chung quanh đảo. Quần đảo Hoàng Sa nhỏ, chỉ có mấy cây số vuông, nhưng vùng biển chung quanh nó lại lên đến 30.000 cây số vuông; diện tích vùng biển chung quanh quần đảo Trường Sa lên đến 410.000 cây số vuông. Đó là lý do tại sao, sau khi tuyên bố chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc ra tuyên bố chủ quyền trên cả vùng biển mênh mông với hình chữ U hiện đang gây xôn xao dư luận quốc tế. Nhân danh cái hình chữ U ấy, Trung Quốc đã ngăn cấm việc ngư dân Việt Nam đánh cá ngay trên vùng lãnh hải vốn, theo truyền thống và nguyên tắc, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thứ hai, chiếm đảo, Trung Quốc không những chiếm vùng biển chung quanh đảo mà còn sẽ chiếm cả vùng trời trên vùng biển ấy. Đó là những gì vừa mới xảy ra trong cuộc tranh chấp ở vùng biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sau khi tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc) / Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản), ngày 23 tháng 11 vừa qua, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập khu vực nhận diện phòng không (“Air Defence Identification Zone” được gọi tắt là ADIZ) bao trùm toàn bộ vùng trời tương ứng với vùng biển họ muốn chiếm đoạt.

image
Theo quy định của chính phủ Trung Quốc, từ nay, bất cứ một chiếc máy bay, quân sự hoặc dân sự, nào đi ngang qua vùng trời trên vùng biển chung quanh quần đảo Điếu Ngư / Senkaku cũng đều phải thông báo trước cho Trung Quốc và chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Các lời phát biểu của giới lãnh đạo Trung Quốc về quyết định này còn khá lập lờ, lúc cứng lúc mềm, lúc quyết liệt lúc khoan hòa, lúc nhân danh chủ quyền lúc nhân danh sự an toàn quốc tế, nhưng mục tiêu chính, ai cũng thấy, chỉ là một: đến một lúc nào đó, họ có thể cấm máy bay một số nước họ xem là thù nghịch bay qua vùng trời ấy.

Giới nghiên cứu chính trị gọi đó là chiến thuật Salami (Salami tactics), kiểu “tằm ăn dâu” trong cách nói của người Việt: Chiếm từ từ dần dần mỗi ngày một chút. Một chút thôi. Nhìn sự chiếm cứ “một chút” ấy, người ta tưởng là nhỏ nên không chú ý. Họ lại tiếp tục chiếm thêm “một chút” nữa. Cũng không ai chú ý. Đến lúc nào đó, giật mình nhìn lại, toàn bộ đảo, biển và trời đều nằm trong tay Trung Quốc!


image
Hiểu được điều đó, cả Đài Loan lẫn Philippines và Singapore đều lên tiếng lo ngại là trong tương lai không xa chính phủ Trung Quốc cũng sẽ thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tương ứng với vùng biển chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa.

Cứ tưởng tượng, một lúc nào đó, cả tàu thủy lẫn máy bay của Việt Nam, mỗi lần đi ngang qua Biển Đông, dù dưới nước hay trên trời, cũng đều phải xin phép chính phủ Trung Quốc. Khi Chú Ba vui, gật đầu: Được đi. Khi Chú Ba buồn, lắc đầu: Cả máy bay lẫn tàu thủy, nếu không thể bất động, đành phải chọn con đường lòng vòng, lòng vòng. Trời đất!


image
Nguyễn Hưng Quốc


image

Gia đình họ Kim và những ẩn số
Những hình ảnh để đời năm 2013
Obama chụp ảnh với Thủ tướng Anh và Đan Mạch
Quán cafe Pháp thưởng khách hàng lịch sự
THỜI TRANG DÂN OAN
Kim Jong Un làm Bắc Kinh nhức đầu
Con gái Ngoại trưởng Mỹ: ‘Việt Nam là một phần cuộ...
Thói hôi của và sự xuống cấp đạo đức
Viết blog từ trong nước, ai, thế nào?
Diễn biến ghê rợn từ móng tay
Những lời tiên tri bị coi là “điên rồ” trở thành s...
Nhà thực vật Anh mất tích ở Sapa
Ðức Giáo Hoàng Phanxicô được bình chọn là Nhân vật...
Mỹ phát hành 'tiền hên' nhân dịp Tết Nguyên đán
Hà Giang 'xử lý người tố cáo'
Loạn thờ cúng do đâu?
Gửi người cán bộ Thành Đoàn, thạc sĩ Nguyễn Tuấn A...
Những người đi theo lương tâm mình
36 hình chụp đúng lúc
Chạy Trời không khỏi nắng!
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Khăn choàng nữ và Cà vạt nam
Biểu tình ở Kiev lật nhào tượng Lenin
Sinh hoạt kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền tại Việt...
Phỏng vấn cô Huỳnh Thục Vy về tuyên cáo thành lập ...
Bị thôi học, Phương Uyên không lùi bước
6 món ăn ngon nhưng nguy hiểm
Vĩnh biệt Nelson Mandela
Nước mắt của rượu
Phản ứng việc ông Lê Hiếu Đằng bỏ đảng
Công ty xe lửa Indonesia
Bông súng mắm kho
Đặc sản thịt chuột ở Việt Nam
Philippines cảm ơn người Việt tị nạn
Chuyện 1000 viên bi
Ngồi trên tài năng của mình
Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975
Ngao khổng lồ nặng 300kg
Nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ tại Normandie
Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông
Vì sao phái đẹp không thích lấy chồng
Nhọc nhằn người khuyết tật VN

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.