Wednesday, March 19, 2014

Liệu Nga có bị trừng phạt thêm?

image
Nếu các hãng của Nga bị trừng phạt thì nhiều khả năng Gazprom nằm cao trong danh sách
Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đã bắt đầu áp lệnh trừng phạt lên một số cá nhân người Nga và Ukraine sau vụ trưng cầu dân ý gây tranh cãi tại Crimea. Với khủng hoảng ngoại giao đang ngày càng trở nên căng thẳng, thì hành động kinh tế tiếp theo nhiều khả năng sẽ xảy ra.

Cho đến nay, hành động nào đã được thực hiện?

 

Hôm 06/03, EU và Hoa Kỳ đồng ý tiếp cận vấn đề theo từng giai đoạn một, bắt đầu với việc ngay lập tức ngưng các cuộc thảo luận nhằm xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế gần gũi hơn giữa EU và Nga, và nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G8 ở Sochi.
EU cũng đang đưa ra các kế hoạch hợp tác tài chính và chính trị nhằm hỗ trợ tân chính phủ Ukraine.
Nay, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea hôm 16/3, EU và Hoa Kỳ đã thực hiện lời đe dọa nhắm vào các cá nhân Nga và Ukraine.
Hoa Kỳ ra lệnh phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, trong lúc EU áp lệnh trừng phạt tương tự đối với 21 người.
Các nhà lãnh đạo chính trị ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương đã tỏ rõ là sẽ có những hành động tiếp theo, nhất là nếu Nga tiến hành việc chính thức sáp nhập Crimea vào Nga.
Danh sách trừng phạt của EU có thể gồm danh sách trên 100 người.
Vào lúc này, mới chỉ có các chính trị gia và các quan chức bị nhắm tới.
Việc mở rộng lệnh trừng phạt sẽ tác động tới các doanh nhân Nga giàu có và những người có lợi ích to lớn ở EU và Hoa Kỳ.


Phương Tây có thể có những hành động nào khác nữa?


image
Lễ ký kết văn bản đưa Crimea trở về với Nga
EU và Hoa Kỳ có thể tìm cách cô lập Nga thông qua các mối liên hệ ngoại giao và đối thoại quân sự.
Một lựa chọn nữa là nỗ lực đưa Nga ra khỏi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Quốc tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới.
Tổng thống Vladimir Putin cũng rất muốn thúc đấy hợp tác đầu tư, nghiên cứu và giáo dục.
Hạn chế ông trên vũ đài quốc tế có thể là cú đánh lớn giáng vào uy tín của Moscow, nhưng dường như nó sẽ không mấy gây tổn hại về mặt kinh tế.
Phải nói rằng EU và Hoa Kỳ không muốn cắt đứt đối thoại với Nga.

Tranh cãi có đi tới mức bùng nổ thành cuộc chiến thương mại?


image
Nhập khẩu từ Nga vào EU chủ yếu là mặt hàng dầu thô và khí đốt. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), các nước châu Âu nhập 84% lượng dầu thô và khoảng 76% khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga.
EU cho tới nay là đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Đức là nhà nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất đối với mặt hàng dầu và khí của Nga, trong lúc Nga mua khoảng 6% khí đốt Nga.

Hành động cụ thể có thể là gì?

 

Việc áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế trực tiếp có thể là ra các lệnh cấm xuất nhập khẩu.
Nếu như có các công ty cụ thể bị nhắm tới, thì hãng năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước, Gazprom, có lẽ sẽ nằm cao trong danh sách.
Chẳng hạn Gazprom có thể bị cấm giành thêm các hợp đồng trong phạm vi EU.
Hoa Kỳ và châu Âu cũng có thể hạn chế các ngân hàng Nga và các công ty trong việc tiếp cận nguồn tài chính.
Tin được tiết lộ trong tháng cho biết Anh đã cân nhắc tới việc đóng cửa trung tâm tài chính ở London đối với người Nga như một biện pháp trừng phạt có thể áp dụng.

Cuộc chiến thương mại cũng làm tổn hại cho cả phương Tây chứ?


image

Rất có thể. Ngành ngân hàng chẳng hạn, là hệ thống thông nhau.
Nina Schick từ Open Europe ước đoán rằng các công ty Nga có 653 tỷ USD nợ nước ngoài.
Bất kỳ cú sốc tài chính nào tại Nga cũng sẽ gây ảnh hưởng tới các hệ thống ngân hàng tại châu Âu và Hoa Kỳ.
Nhắm vào các công ty năng lượng Nga cũng sẽ gây hậu quả, nhất là với châu Âu.
Điều gì sẽ xảy ra với giá gas, nếu Gazprom trả đũa bằng cách hạn chế nguồn cung ứng.
Một hãng năng lượng khổng lồ khác của Nga, Rosneft, có những quan hệ gần gũi với hãng năng lượng BP của Anh.
Các công ty của Anh cũng như chính phủ Anh chắc chắn không muốn lợi ích của BP bị ảnh hưởng.

EU và Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn?

 

Rõ ràng là nó rất phức tạp và không phải không gây tác động tiêu cực tới các chính phủ phương Tây.
Một số lệnh trừng phạt khác nêu muốn áp dụng sẽ cần phải được sự đồng ý từ các quốc gia thành viên EU.
Do hậu quả của các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc sẽ là khác nhau đối với các quốc gia khác nhau, việc đạt được sự đồng ý đó có thể là một tiến trình kéo dài.
Vào lúc này thì có vẻ như Hoa Kỳ và EU muốn quyết tâm hành động với ý chí chính trị mạnh mẽ chứ không chỉ là có hành động mang tính biểu tượng.
"Nếu như Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine, chúng tôi sẵn sàng áp thêm các lệnh trừng phạt," Tổng thống Barack Obama nói.
Đó là một tuyên bố mà nhiều nhà quan sát nói ông không thể rút lại.


BBC
image

Tuổi già hải ngoại và niềm vui Internet
Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và tr...
Chứng chảy máu mũi ở trẻ em
Một sự hiểu lầm tai hại
EU 'cấm đi lại' với quan chức Nga
Tập yoga giảm đau lưng
Có nên phá dỡ cầu Long Biên?
Một năm cầm quyền của Tập Cận Bình
Đường độc hơn trứng
Sự đáng sợ của nước Mỹ
10 vụ tai nạn hàng không bí ẩn nhất
Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla
Bí ẩn quanh các bức Hoa Diên Vĩ (Irises), lẫy lừng...
Phong trào sinh con tại nhà nổi lên ở Mỹ
Phụ nữ Việt thua xa phụ nữ Tây?
Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng
Bài toán chia bò
Đời sống Văn hóa Mỹ và Chúc Thư của một nhà khoa h...
Chuyên gia đưa ra giả thiết về không tặc
Ai là Việt kiều?
Tăng mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ: Thuận Hay Chống...
Có bài học nào cho nhà cầm quyền CSVN?
Chiến tranh lạnh, bộ mới, tác giả Putin
Chúng tôi không là Việt Kiều
Bốn lý do tại sao Putin đang thua cuộc ở Ukraina
Ô danh nước Nga
Bằng Cấp hay Bằng Cắp
Xin Lỗi Tháng Tư !
Lệ rơi trên đôi nạng gỗ
Năm 1933, Staline tàn sát 7 triệu người Ukraine
NASA nối kết sinh viên với các phi hành gia
Khủng hoảng Ukraine: Toan tính của Putin
Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc
Đứa trẻ trên tay người ăn mày
Di dân: Khuôn mặt mới của nước Mỹ
Ukraine - VN: 7 điểm giống và khác
Putin nói gì về Ukraine?
Quân đội Mỹ sắp được trang bị ôtô bay
Tiện nghi mới nhất của Uganda: Năng lượng mặt trời...
Nhìn Ukraine, nghĩ về Việt Nam

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.