Monday, March 16, 2015

Gandhi vẫn còn là người hùng của Ấn Độ?

image
Khi Mahatma Gandhi tới London năm 1931, ông sống ở khu nghèo đói mạn Đông thành phố, rồi tới thăm các công nhân khó khăn của xưởng bông ở Lancashire.

Nay ông được tôn vinh bằng một bức tượng đặt ở quảng trường bên ngoài tòa nhà quốc hội ở London, nhìn về hướng tòa nhà quốc hội, cùng với các nhân vật danh tiếng như Benjamin Disraeli và cựu đối thủ của ông, Sir Winston Churchill.

image
Khi thông tin về bức tượng này được đưa ra, Thủ tướng Anh, ông David Cameron nói “cách tiếp cận bất bạo động của Gandhi sẽ còn vang dội mãi, như một di sản tích cực, không chỉ riêng với Anh Quốc và Ấn Độ mà với cả thế giới”.

Bức tượng được thiết kế để tưởng nhớ người đàn ông sống khiêm tốn, yêu nhân loại và dùng cách đấu tranh bất bạo động trước đối thủ hùng mạnh: Đế chế Anh.
Rất nhiều người đóng góp kinh phí thực hiện bức tượng coi ông là hình mẫu cho thế hệ tương lai.
Nhưng trớ trêu ở chỗ, dù Gandhi được Anh Quốc - nơi ông từng bị cười nhạo - ca ngợi nồng nhiệt, di sản của ông ở Ấn Độ lại mâu thuẫn hơn.
Những người theo Ấn giáo (Hindu) ở Ấn Độ, có lẽ được khuyến khích mạnh mẽ bởi chiến thắng của đảng dân tộc ủng hộ đạo Ấn giáo trong cuộc bầu cử quốc gia năm ngoái, đảng BJP, ngày càng lớn tiếng chỉ trích Gandhi.

image
Họ cáo buộc ông phản bội Ấn giáo do tỏ ra quá ủng hộ Hồi giáo, và thậm chí là ủng hộ phân vùng chia rẽ Ấn Độ và những vụ đổ máu đánh dấu đánh dấu sự chia rẽ này.

Điều này, tất nhiên, chính là đức tin của Nathuram Godse, người ám sát Gandhi vào tháng Một năm 1948. Tiếng tăm của Godse cũng đang được chỉnh sửa lại dần.


Năm nay dịp kỷ niệm ngày Gandhi bị ám sát được đánh dấu bằng nỗ lực xây đền thờ tôn vinh Godse của phe cánh hữu Ấn giáo, người nay được coi là anh hùng do đã giải thoát cả dân tộc khỏi Gandhi.

image
Tượng Gandhi
• Dự án tốn hơn 1 triệu Bảng Anh
• Chỉ chưa đầy sáu tháng người ta đã thu được số tiền cần có cho dự án thông qua đóng góp của người dân ở Anh và Ấn Độ
• Bức tượng được làm dựa trên các bức ảnh Gandhi ở London năm 1931
• Tượng cao 2.7 mét và sử dụng khoảng ¾ tấn đồng
• Gandhi sẽ là đại diện đầu tiên của Ấn Độ hiện diện ở Quảng trường Quốc hội – và là người duy nhất chưa từng đảm nhiệm vị trí chính trị chính thức nào

Gandhi vẫn luôn là nhân vật gây tranh cãi. Hồi còn sống, ông là cái gai đối với giới cầm quyền của đế quốc Anh trước khi Ấn Độ độc lập – với những chiến dịch bất tuân dân sự, những lần tuyệt thực và uy tín mạnh mẽ tới nguy hiểm của ông.

image
Vào những năm 30, Churchill gọi Gandhi là “luật sư trường dòng luật Middle Temple nổi loạn, giả làm vị thầy tu khổ hạnh, kiểu mà người ta vẫn thấy ở phương Đông”.
Nhưng trong cuộc sống ngày nay ở Anh, Gandhi được tôn kính rộng rãi bởi thế hệ những người cảm thấy xấu hổ trước lịch sử đô hộ và ca ngợi các phương pháp bất bạo động để tạo ra thay đổi.

Ở Ấn Độ chắc chắn vẫn có những chính trị gia đương đại lấy cảm hứng từ Gandhi.
Arvind Kejriwal chẳng hạn, là nhà vận động chống tham nhũng và là thị trưởng mới của Delhi, đảng của ông gần đây đã giành chiến thắng lớn ở thủ đô.
Và suốt hàng thập kỷ qua, học sinh Ấn Độ đã học cách gọi Gandhi là “Người cha của dân tộc”.

image
Gương mặt ông xuất hiện ở khắp nơi, từ trên tiền tệ cho tới những bức ảnh đóng khung treo trong các tòa nhà công quyền. Nhưng thái độ đối với ông thì đang dần thay đổi trong những dòng chính thống ở Ấn Độ cũng như giữa những người theo đạo Hindu cứng rắn.
Những giá trị mà Gandhi thể hiện – ngôi làng theo kiểu tự cung tự cấp ở Ấn Độ, ít có thương mại mậu dịch – có vẻ đã trở nên lỗi thời đối với rất nhiều người đang sống ở các khu đô thị, công nghiệp hóa, công nghệ cao của Ấn Độ.

Nay với thế hệ trẻ với nhịp sống nhanh, chuộng hàng xa xỉ và thích đi ra nước ngoài, không thể nào lại lui về một ngôi làng và ngồi dệt vải.
Điều này cho thấy một sự thật khác nữa: vận mệnh kinh tế thay đổi thì thái độ cũng thay đổi.

Ở nửa đầu thế kỷ qua, rất nhiều người Anh vẫn coi mình giàu có hơn Ấn Độ.

Nay ngược lại, chính trị gia Anh đang đua nhau quyến rũ quốc gia này, từ thu hút học sinh đến du học cho tới mời mọc các doanh nhân thế lực tới đầu tư.

image
Đại diện của chính phủ Anh và Ấn Độ trong buổi khai trương bức tượng hôm 14/03

Gandhi là ai?

Ông tôi không muốn người ta dựng tượng. Ông muốn họ làm theo thông điệp của ông hơn. Arun Gandhi, cháu của Muhatma Gandhi
• Sinh ngày 02/10/1869 ở Porbandar, Gujarat, Ấn Độ
• Lãnh đạo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ chống lại sự cai trị của Anh Quốc
• Cách sử dụng biểu tình bất bạo động của ông đã dẫn tới những tiến bộ xã hội và chính trị gây ảnh hưởng lớn; ông vẫn được biết đến với lòng sùng đạo Hindu và cách sống khổ hạnh, thường chỉ choàng tấm vải
• Bị bỏ tù nhiều lần trong thời gian vận động biểu tình bất bạo động
• Tuyệt thực nhiều lần nhằm phản đối áp bức tầng lớp nghèo nhất của Ấn Độ, bên cạnh những trường hợp bị đối xử bất công khác
• Thường được gọi là “Mahatma”, có nghĩa là là “tâm hồn vĩ đại”, hoặc ở Ấn Độ là “Bapu”, có nghĩa là “Cha”.
• Bị Nathuram Godse ám sát ngày 30/01/1948 ở Delhi
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi chính quyền lại muốn chào đón và bày tỏ lòng tôn trọng Gandhi đến thế.
Việc ra mắt bức tượng tốn kém này lại đưa ra câu hỏi khác: Liệu Muhatma Gandhi sẽ nghĩ gì?
Tất nhiên đây là điều chẳng thể biết được nhưng một trong những người cháu còn sống của ông, Arun Gandhi, chỉ lên 14 tuổi khi ông mình bị ám sát, nghi ngờ rằng Muhatma Gandhi sẽ hài lòng.

image
Nói với tôi từ nhà riêng ở Hoa Kỳ, ông cho đây là cách tưởng nhớ sai lầm.
“Ông tôi không muốn người ta dựng tượng,”
“Ông ấy muốn họ làm theo thông điệp của ông hơn,” ông nói.



Jill McGivering

image

Những người chiến thắng tuổi già
Anh thợ sửa xe đạp và giấc mơ Mỹ
15 câu nói đáng nhớ của TT Ronald Reagan
Càng nói càng lộ cái ngu!
Một Trung Cộng trong lòng bàn tay Mỹ
Khi mặt đất mở ra và nuốt chửng mọi thứ
Âm mưu mới nhất của TC trên Biển Đông
Dư luận viên phá lễ tưởng niệm Gạc Ma
Việt Nam dựng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Tôi muốn thấy thằng Việt Cộng
Xã hội dân sự và dân chủ
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Có thể sống cả đời trên xe dã ngoại?
Nửa chai Jack Daniel’s
Art: khuôn mặt của Cathy Freeman
Quốc Hận hay Ngày Tự do? & Vài lời công bằng...
Lời sám hối muộn màng
Nền tảng của trưng cầu dân ý
Làm đơn xin vào bãi nhặt rác mưu sinh
Phụ nữ Nhật và bài toán việc làm
Phiên tòa xử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn ở Cần Thơ
Loạn, viễn, cận, lão… không cần mang kính
Ăn sao cho đúng
Trung Cộng bênh vực cho hoạt động xây cất ở Biển Đ...
Việt Nam 40 năm sau cuộc chiến
Apple ra mắt đồng hồ thông minh
Sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại Việt Nam
Những nguy hại đằng sau các loại thuốc cảm
Lý do Philippines xuất khẩu người giúp việc
Kho báu trong tàu SS Central America chở vàng chìm...
Hai người Việt dính líu vụ đánh cắp dữ liệu lớn ch...
Khi Đại tiểu thư ngã ngựa!
Khi nhan sắc là 'con dao hai lưỡi'
Việt Nam hãy chọn hoa xấu hổ là quốc hoa
Gió đưa cành trúc la đà
Ai giết chính khách đối lập Nemtsov?
Cựu nhân viên gốc Việt bị buộc tội trộm cắp hơn 80...
Tiểu luận: "ĐMCS"
Tấm Thẻ Bài
Vì sao chồn cưỡi chim gõ kiến bay lên?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.