Friday, July 1, 2011

Lịch sử của giày cao gót

image


image

Trong thế giới cổ tích, giày đã mang hạnh phúc trọn đời đến cho Tấm và cô bé Lọ Lem. Còn ở thế giới hiện đại, Marilyn Moore đã có một câu nói bất hủ: ‘Tôi không biết ai đã tạo ra đôi giầy cao gót, nhưng chắc chắn rằng tất cả phụ nữ trên thế giới này đều phải mang ơn ông…”

image

Người tiên phong cho kiểu giầy cao gót chính là nữ hoàng Victoria. Vì nữ hoàng là người có chiều cao khá khiêm tốn, nên để tăng sự tôn kính, những người hầu cận đã nghĩ ra loại giầy cao gót riêng cho nữ hoàng.

Rồi cũng từ đó, các bà các cô trong giới quý tộc nhất loạt theo mốt của nữ hoàng. Cho đến tận bây giờ, giày cao gót vẫn tượng trưng cho vẻ đẹp nữ tính và quý phái cho các bà , các cô trên khắp thế giới.


image
Năm 1953, một sáng tạo vỹ đại trong ngành thời trang đã được hai thợ giày bình dân ở châu Âu: Roger Vivier (người Pháp) và Salvatore Ferragamo (người Ý) cho ra đời – đó chính là giầy cao gót. Trong cuộc hành trình hơn nửa thế kỷ qua, giầy cao gót đã trở thành ‘kẻ bề tôi’ trung thành của sắc đẹp phụ nữ.

Thủa ‘hồng hoang’...

image

Giầy cao gót còn khá thô sơ, nặng nề với phần gót cao được làm bằng gỗ, nhưng nó rất dễ gãy, mủn và thường gây đau đớn cho người sử dụng nên người ta đã thay thế nó bằng sắt và rất nhiều chất liệu khác nhau như hiện nay.

image

Chắc chắn lúc bấy giờ Roger Vivier và Salvatore Ferragamo khó lòng có thể tưởng tượng được sản phẩm của mình lại có ‘sức công phá’ mạnh mẽ đến thế và ‘đứa con’ mà họ ‘thai nghén’ bao lâu lại trở thành một mỏ vàng vô hạn của ngành công nghiệp da giày về sau.

Kẻ bề tôi của sắc đẹp

image

Các đấng mày râu ngày nay thường nghĩ chỉ có đàn bà mới đi giầy cao gót, mặc váy nhưng hiếm ai biết được khi mới khai sinh, giầy cao gót được cả hai phái yêu thích. Đế giầy càng cao càng chứng minh được đẳng cấp của người sử dụng.
Dần dần các quý ông nhận ra rằng, muốn làm việc tốt thì hơn hết là hãy di chuyển trên mặt đất nên từ đó chỉ có phụ nữ với niềm đam mê làm đẹp vẫn đi theo lời mời gọi của những đôi giầy quyến rũ.

image

Trong chúng ta, ai có thể phủ nhận được sự tuyệt vời của ‘món quà’ mà hai nhà thiết kế Roger Vivier và Salvatore Ferragamo đã dành tặng cho ‘một nửa thế giới’? Không chỉ giúp ‘ăn gian’ chiều cao, giầy cao gót còn luôn luôn tôn thờ những đường cong của phái đẹp, mang lại cho họ vẻ mềm mại, uyển chuyển như con cáo xinh đẹp khi quyến rũ bạn tình.

image

Sẽ nhạt nhẽo, hờ hững thế nào khi nàng diện một chiếc váy gợi cảm hay chiếc áo đầm lộng lẫy nhưng lại thiếu đi đôi giầy cao gót nâng niu, âu yếm gót hồng?!!

image


‘Gia vị’ của sự gợi tình

Trong ngành công nghiệp thời trang, các mẫu mốt luôn có sự chuyển mình để tạo sự đột phá thì giày cao gót không hề thay đổi kiểu dáng cơ bản của mình suốt hơn 50 năm qua. Bởi lẽ giầy cao gót được ví như gia vị cho sự gợi tình của phụ nữ.
95% đàn ông được hỏi đều nói thích ngắm vòng ba của phụ nữ khi họ đi giầy cao gót. Dường như cặp mông căng tròn, và vòng eo thêm thon thả, ngọt ngào hơn rất nhiều. Chính vì thế mà đôi giày cao gót làm cho phụ nữ tăng sức hấp dẫn lên tới 25%, một tỷ lệ cao hơn cả khi bạn sử dụng các loại mỹ phẩm đắt tiền.
Còn xét về phương diện khoa học mà nhìn nhận thì một đôi chân được kéo dài hơn và luôn được đặt trong trạng thái thẳng đứng là một trong những dấu hiệu sẵn sàng cho một cuộc ‘yêu’ nồng nhiệt ở các loài động vật có vú. Đó cũng chính là lý do vì sao những bước đi nhún nhảy trên đôi giày cao gót lại được gọi một cách hoa mỹ là bước đi của sự khêu gợi.

image

Chưa hết, trong một số trường hợp nguy hiểm, giày cao gót có khi còn được phụ nữ dùng như một thứ vũ khí tự vệ lợi hại, phần gót nhọn của giày có thể làm bị thương những kẻ tấn công khỏe mạnh và liều lĩnh nhất...

Và một xuất xứ khác

image

Giữa hai phát minh: xe hơi và giày cao gót nữ, phát minh nào vĩ đại hơn, sợ rằng khó có người nói rõ được.

image

Tương truyền thời cổ đại, có một cô nàng xinh đẹp được nhiều người yêu mến, khi gặp cô mọi người thường thích hôn vào trán cô. để tránh điều đó, cô gái đã cho đóng một đôi giày có gót rất cao để người ta không thể hôn vào trán cô được nữa.
Mặc dù việc phát minh ra giày cao gót có thể truy ngược đến tận thời đại trước khi đạo Cơ đốc ra đời, nhưng đến thế kỷ 16, nó mới trở thành mốt phổ biến. Có công phát triển rộng rãi giày cao gót là tiểu thư Catherine thuộc một dòng họ hiển hách ở Italy. Tiểu thư này khá lùn, khi kết hôn với Vua Henry đời thứ hai của nước Pháp, cô đã mang theo mấy đôi giày cao gót được một người thợ đóng giày Italy đóng rất khéo, mục đích là để làm cho cô cao hơn một chút. Trong lễ kết hôn, đôi giày cao gót của Catherine đã làm náo động một thời, trong chốc lát cô trở thành người phụ nữ khiến người ta để mắt nhiều nhất trong buổi vũ hội của cung đình. Thế là các thợ đóng giày châu âu lập tức mê đôi giày cao gót của Catherine và ra sức phỏng chế đôi giày đó, hơn nữa còn đóng gót cao hơn. Từ sau đó, giày cao gót nhanh chóng trở thành tiêu chí cho địa vị quý tộc, trong một thời gian rất dài, nữ giới bình dân không có tư cách đi giày cao gót.

image

Giày cao gót những năm ấy vừa cao vừa nhỏ đến nỗi các nữ sĩ không thể không dùng một cái gậy dài để giữ cân bằng. Là một thời trang mới, giày cao gót được truyền sang châu Mỹ. Sau đại chiến thế giới thứ hai, giày cao gót mới được người phương Tây đưa vào Nhật. Lúc đó ở Nhật Bản có nhiều lớp huấn luyện đặc biệt, chuyên dạy nữ giới làm thế nào mang giày cao gót mà đi đường được.

image
 
Nhà nghiên cứu về lịch sử trang phục - Wilscok, khi trình bày về thế kỷ 16 châu âu đã viết: Khi đi lúc lắc mông là một môn nghệ thuật trong mắt người châu âu lúc đó, một chỗ làm rung động lòng người nữa là khi các bà các cô đi bộ, họ phải hơi vén váy lên để lộ ra đôi chân đi giày cao gót và đôi tất bằng tơ khiến nhiều người không thể không đưa mắt liếc nhìn.

image

Ngoài những điều đó ra dần dần người ta đã phát hiện thêm nhiều điều mới lạ, thích thú khi thấy nữ giới đi giày cao gót. Vì khi đi giày cao gót, các bà các cô phải thót bụng ưỡn ngực mới giữ được cân bằng thân thể, và như vậy đã làm cho hình dáng đôi gò Bồng đảo dâng lên, mỗi bước đi của nữ giới càng thêm quyến rũ, càng làm các bậc nam nhi bị hút hồn.

image

Việc phát triển thời trang ở Mỹ thường lạc hậu hơn châu âu. Những năm 50 của thế kỷ 19, ở thành phố New Orleans trong những kỹ nữ của một kỹ viện có một số người mới từ Pháp sang, tất nhiên là họ mang theo một số đôi giày cao gót. Những khi các cô gái này mang giày cao gót, lúc la lúc lắc đi lại trong kỹ viện đã tăng thêm sức hấp dẫn khách làng chơi rất nhiều. Nhờ đôi giày cao gót, các cô đã trở thành những kỹ nữ ăn khách nhất. Chủ nhà chứa không bỏ lỡ cơ hội, cho đặt hàng tại Pháp một loạt giày cao gót khác nhau để trang bị cho toàn bộ kỹ nữ còn lại.

image
Sau khi tin tức này truyền đi, nhiều đức ông chồng cũng bắt đầu mua giày cao gót cho vợ.
Những đôi giày cao gót cũng trở nên càng ngày càng quý giá xa xỉ. Người ta thêu hoa dệt gấm trên các mũi giày, khâu vào đó các viên ngọc quý, có đôi giày giá trị tới mười vạn đôla Mỹ. Vua Louis IV nước Pháp cũng là một người mê giày cao gót, và là người sáng tạo ra kiểu " giày cao gót Louis" ngày nay.

image

Tuy vậy, giày cao gót không phải là đặc quyền của nữ giới, những năm 70 của thế kỷ này, đàn ông Mỹ có người đi giày cao gót cao tới 3 tấc Anh, có khi còn cao hơn. Trên thực tế hầu như toàn bộ nữ giới đều đi giày cao gót, còn đối với nam giới, chỉ là số ít. Vì sao lại thế, không nói bạn đọc cũng rõ.

image 



 

1 comment:

  1. Đau khổ ngàn năm !!
    “Vì khi đi giày cao gót, các bà các cô phải thót bụng ưỡn ngực mới giữ được cân bằng thân thể, và như vậy đã làm cho hình dáng đôi gò Bồng đảo dâng lên, mỗi bước đi của nữ giới càng thêm quyến rũ, càng làm các bậc nam nhi bị hút hồn”
    Nếu nhìn vể phụ nữ Trung Quốc thì thật đáng thương với tục bó chân ngàn năm, bỉết bao nhiêu khổ đau..., cũng cùng một mục đích; Như vậy Tàu và Tây ai khôn hơn?, chỉ cần mang giày/guốc cao gót là xong ngay.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.