Monday, July 4, 2011

Mưu Sinh

image

Sài Gòn: Đánh Giày Cho Khách Tây


image

Ở khoảng vỉa hè phía trước một phòng trưng bày tranh nằm ở đầu đường Hồ Tùng Mậu (quận 1 Sài Gòn), một ông khách ngoại quốc đang ngồi trên chiếc ghế con với chai sửa đầu nành trước mặt, lơ đãng nhìn một cậu thanh niên hí hoáy chà bóng đôi giày da to sù sụ của mình. Ông người Pháp này làm việc ở một văn phòng trên lầu tòa nhà Saigon Business Center kế bên và cứ 5 – 7 ngày, ông lại nhờ cậu ta “chăm sóc” cho đôi giày mang dưới chân và luôn luôn trả công bằng tiền đồng VN.  Cậu trai đánh giày vui vẻ cho biết đối với khách ngoại quốc, dân đánh giày dạo thường lấy tiền công 1 – 2 đô la /đôi giày, nhưng do đây là “mối” khách quen, rất có cảm tình với nhau nên ông Tây này đưa cho15,000 hay 20,000 đồng gì cậu cũng sẵn sàng nhận, mặc dù lúc nào cậu cũng làm sạch, đánh xi cho giày của ông ta thật đàng hoàng, kỹ lưỡng.(Photo VB)

Trái Cây TQ Vào VN Tẩm Đầy Hóa Chất

image 

Trái cây tại Việt Nam tẩm đầy hóa chất để bảo quản, để có vỏ bóng và mịn, theo tin từ thông tấn Bee cho biết.  Và hóa chất nào thì cũng độc hại, tùy mức độ. Thông tấn này ghi lời một người bán trong chợ Mai Động, Hà Nội, nói “hoa quả loại to và bóng, mịn màng... đều có hóa chất. Là người bán, nhưng lê và táo, cam có ruột vàng óng thì mọi người trong nhà chị gần như không bao giờ ăn.

Quả muốn chín nhanh thì ngâm thuốc, qua một đêm là chín. Thuốc vừa giúp chín nhanh, vừa giúp hoa quả để được lâu.” Bản tin còn ghi lời TS Nguyễn Thị Nhung, Viện Bảo vệ Thực vật, nói rằng nhiều loại hoa quả  có nguồn gốc từ Trung Quốc chuyển về Việt Nam có sử dụng hóa chất để bảo quản. Hình trên, bán trái cây tại Sài Gòn. (Photo VB)

Đà Lạt: Chợ Đêm Quần Áo Cũ, Giá Rẻ Mạt, Bán Chạy

image
Khu chợ đồ cũ ở Đà Lạt.

DALAT (VB) -- Lâu nay, phía sau chợ trung tâm Đà Lạt vẫn có một khu vực gọi là “chợ đồ cũ” mở vào ban ngày, chuyên bán các mặt hàng cũ nhưng thực tế là kiểu chợ nhà lồng tù túng này không mấy hấp dẫn người đi chợ.

Phải chờ đêm đến, những đoạn đường sát bên khu chợ này mới bừng lên sức sống vui vẻ, buôn bán rất náo nhiệt với chỉ vài mặt hàng thôi là quần áo, nón các loại, túi xách, đồ trang sức rẻ tiền…

Đặc biệt thu hút giới trẻ và người nghèo là những đống quần áo sida (tức đã qua sử dụng nhưng khó mà biết rõ xuất xứ).
Bán chạy nhất là áo ấm, áo khoác các loại với đủ kiểu vẻ, màu mè mà giá rất hạ, có khi chỉ 15,000 – 20,000đồng/cái đồng giá.
Kế đó là dạng quần short, quần lửng phụ nữ giá “bèo” đổ từng đống cho các cô, các bà tha hồ lựa chọn và mặc thử luôn tại chỗ.
Nhiều cô gái mua luôn cho mình một lúc 2 – 3 cái, lựa dùm luôn bạn bè, chị em ở nhà vài cái nữa.

Một nữ du khách cho biết: “Em mua cái short jeans này về Sài Gòn tặng cho bà chị, có 25 ngàn thôi trong khi đồ mới trong shop ở Sài Gòn phải trên 200 ngàn, thì dù chị ấy không thích, bỏ không thèm mặc thì cũng chẳng đáng xá gì!”

image

image

image

image
Cuộc sống ở trong mình nhưng mình phải luôn đi tìm cuộc sống.

image
Nhiều em học sinh Yên Kỳ có đồng ra đồng vào nhờ nghề “ô-sin nghĩa trang”.

image
MƯU SINH TRÊN LỀ ĐƯỜNG

image
Những đứa trẻ ở Lạch Vạn vừa đi học vừa đi "hôi" cá.

image
Trời về khuya là thời điểm mưu sinh của những mảnh đời bé nhỏ.
image
Mồ hồi mưu sinh trên cát nóng.
image
Gánh hàng rong trên bãi biển Thuận An rất nhiều.

image
Nồi bánh canh đè nặng đôi vai, ở biển nhưng áo chị luôn đẫm mồ hôi.

image
Nhọc bước mưu sinh.

image
Rất mệt khi đẩy xe bánh bao nhưng khuôn mặt của ông Hùng luôn dõi theo xem có ai gọi mua không.

image
Tay xách, hông mang và không nhớ mình đi bao nhiêu km mỗi ngày.

image
Bán mực nướng cho khách nhậu.

image
Những đôi chân trần mưu sinh trên cát nóng bãi biển Thuận An.

image
"Hai mảnh đời"

image
"Nghề bán bánh đa" đi bán dạo”. Bé Nam 8 tuổi ở Thị trấn Thuận An.

Không có khách mua tranh thủ đếm tiền xem mình lời được bao nhiêu. "Gần tối rồi mới lời được 15 ngàn thôi", chị Lan tâm sự.

image
Mỗi ngày những người bán hàng dạo ở cho đến đêm khuya mới về và mỗi người cũng kiếm được từ 20 đến 70.000 đồng.







No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.