Wednesday, February 15, 2012

George Esper: Phóng viên chiến tranh VN

image

Tuần vừa rồi, một giáo sư người Mỹ giảng dạy môn báo chí tại Đại học West Virginia qua đời, hưởng thọ 79 tuổi. Giáo sư George Esper từng là phóng viên chiến trường trong thời chiến tranh Việt Nam. Một cựu sinh viên của ông giờ đây là một nhà làm phim độc lập đoạt được nhiều giải thưởng. Đó là cô Elaine McMillion, người đang thực hiện một bộ phim tài liệu về con người và sự nghiệp của George Esper. Cô McMillion đã dành cho ban Việt ngữ - VOA một cuộc phỏng vấn, một ngày trước khi tiễn đưa ông về nơi yên nghỉ cuối cùng. Mời quý vị theo dõi chi tiết trong Câu chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách sau đây.

image
George Esper chụp chung với một cậu bé Việt nam ở tỉnh Quảng Ngãi năm 1966

“Điều làm cho George khác người, là trái tim nhân từ của ông. Ông là người làm việc nhiều nhất mà tôi từng được gặp, nhiều người miêu tả ông là một phóng viên kiên trì, quyết tâm, nhưng ông còn có tài thuyết phục người khác, rất nhiều lần ông đã thuyết phục được người ta kể cho ông nghe những câu chuyện mà thường hiếm khi được bộc lộ cho các nhà báo tò mò, luôn luôn tìm cách phanh phui những điều bí ẩn. Nhưng George có tài nói chuyện, dễ thuyết phục người nghe.”

image

Đó là nhận định của cô McMillion về George Esper, người thầy từng dạy cô môn báo chí tại Đại học West Virginia. Hầu hết những người từng quen biết hay làm việc với George Esper đều đồng ý rằng ông là một phóng viên có khả năng đưa tin ngoại hạng, họ miêu tả ông là một “một nhà báo hào hiệp” và giàu lòng trắc ẩn. Nhưng có thể nói những thành tích lớn nhất của ông gắn liền với chiến tranh Việt Nam.

Ký giả Peter Arnett từng làm việc với ông Esper tại phòng tin của Associated Press (AP) ở Saigon cách đây nhiều thập niên, và mới đây hơn là cộng tác viên của đài truyền hình CNN. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho MetroNews sau khi ông Esper qua đời, ông Arnett nói:

“Ông là một nhân vật đáng nể. Có hàng ngàn phóng viên tường trình về chiến tranh Việt Nam, thế nhưng George Esper là người được mọi người nhắc tới nhiều nhất.”

image

Theo nhà báo lão thành này thì George Esper là một phóng viên “vừa có tài vừa có đức”. Ông thích ganh đua nhưng lại rất hào phóng, tốt bụng, sẵn sàng giúp tất cả các đồng nghiệp đến từ bất cứ nơi đâu, tới Saigon để tường trình về chiến tranh Việt Nam. Ông Arnett kết luận rằng trong sự nghiệp kéo dài 42 năm với hãng thông tấn AP,  George Esper đã có công nâng cao thanh danh của báo giới nói chung, nhờ khả năng đưa tin, tính kiên trì, và đam mê nghề nghiệp của ông.

Nhà làm phim tài liệu McMillion đồng ý với nhận xét đó:
Cô McMillion: “Tất cả chúng ta có thể học hỏi rất nhiều nơi ông, ông luôn luôn lo lắng cho mọi người, và đó là điểm khác biệt lớn giữa ông với người khác. Ông không chỉ tường trình về chiến tranh, về thảm họa của chiến tranh Việt Nam mà còn nói tới hòa bình và những giá trị nhân bản.”

Elaine McMillion nói trong khi làm việc, ông Esper không nề hà khó khăn khi theo đuổi một nguồn tin, ông kiên nhẫn dùng máy điện thoại gọi đi khắp nơi trong nhiều giờ đồng hồ, và sẵn sàng thực hiện những chuyến đi rất xa để săn tin.

Nhà báo Mike Myer viết trên trang web News-Register.net rằng George Esper hội đủ 6 đức tính rất hiếm thấy đầy đủ nơi cá nhân một nhà báo: trí thông minh, sự thận trọng, lòng trắc ẩn, hành sử theo nguyên tắc, tài năng, và tính can trường. Ông Myer cho rằng đó chính là những đặc điểm làm nên cá tính của phóng viên chiến trường George Esper.

McMillion cho biết cô khởi sự quay bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của George Esper hồi năm ngoái, sau khi ông lâm bệnh và dọn lên Boston để điều trị. Cô cho biết Giáo sư Esper tỏ ra thích thú và sẵn sàng đóng góp ý kiến để thực hiện bộ phim, nhưng phim chưa xong thì nhà báo Esper đã ra đi, để lại nơi cô sinh viên một thời của ông cảm giác hụt hẫng, bàng hoàng. Trong nỗi đau mất mát, cô nói cô nhận thức được hơn bao giờ hết, nhu cầu cần hoàn tất sớm bộ phim tài liệu này.


image

Ông Esper được nhớ đến nhiều nhất như nhà báo gan dạ của Hãng thông tấn AP, người đã từ chối, không theo đoàn di tản rời Việt Nam vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, và do đó đã tường trình nhiều điều mắt thấy tai nghe xảy ra trong những ngày ngay sau khi lực lượng cộng sản miền Bắc tiến vào một thành phố Saigòn bỏ ngỏ. Bài báo nổi tiếng của ông, phỏng vấn hai bộ đội miền Bắc vừa vào tới Saigon ngày 30 tháng Tư, được đăng trên trang nhất của tờ The New York Times trước khi đường dây liên lạc của AP bị cắt đứt.

Thế lý do nào đã khiến ông quyết định ở lại Việt Nam? Cô McMillion giải thích:

image

“Tôi tin rằng George không đi là bởi vì ông muốn hoàn tất điều mà ông đã khởi sự. Ông đã ở Việt Nam 10 năm, ông nói với tôi rằng ông sẽ hối tiếc khôn nguôi vì nếu từ bỏ nhiệm sở lúc ấy, chắc chắn ông sẽ cảm thấy thất vọng với chính mình, vì ông đã không làm tròn bổn phận với AP và các đồng nghiệp. Mọi người đều biết ông là một phóng viên kiên cường trước mọi tình huống, ông đã thi hành nhiệm vụ trong các điều kiện khó khăn nhất mà không nao núng, thế cho nên không ai tưởng tượng ông sẽ ra đi trong khi ông tin rằng ông chưa hoàn tất nhiệm vụ.”

Trong tập đầu tiên của bộ phim tài liệu do Elaine McMillion thực hiện, phóng viên George Esper kể lại một cảnh tượng bi đát mà ông đã chứng kiến ngay sau khi miền Nam đầu hàng vô điều kiện.

image

Phóng viên Esper: “Tôi tới công trường Lam Sơn để phỏng vấn cảnh sát và binh sĩ miền nam tới nộp vũ khí để đầu hàng thì một đại tá cảnh sát tiến tới gần tôi. Nhìn vào mắt ông, tôi thấy ánh mắt ông dại đi, như ánh mắt của một người điên. Ông ấy nói Fini, Fini, Fini! (Thế là hết! Hết thật rồi!), tôi lôi sổ tay ra để ghi chép, tôi tới gần, thấy ông mò mẫm khẩu súng của ông, tôi tự nghĩ ông này điên rồi, ông ấy có thể giết tôi… Tại công trường Lam sơn có một bức tượng lớn tạc hai binh sĩ Thủy Quân Lục chiến Việt Nam Cộng hòa đang cầm súng, tôi bắt đầu thoái lui với ý định sẽ nhảy ra sau chân tượng trốn… nhưng trước khi tôi làm bất cứ động tác nào, ông ấy rút khẩu súng lục ra, ông giơ tay nghiêm chào bức tượng, rồi chĩa súng vào đầu mình… Chuyện xảy ra trong tích tắc, tôi không có thời giờ phản ứng. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy sao mình gần cái chết quá, nếu như ông đại tá có đôi mắt điên dại ấy quyết định chĩa súng sang bắn tôi… Tôi nghĩ sau 10 năm ở Việt Nam, tránh được đạn thù, thoát chết trong những tai nạn máy bay, bệnh tật, rồi đột nhiên viên sĩ quan cảnh sát này có thể bắn tôi chết trong ngày cuối cùng của cuộc chiến!”

image

Cảnh một đại tá cảnh sát Việt Nam tự kết liễu mạng sống bằng một phát súng tại công trường Lam Sơn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày miền Nam thất thủ, đã ám ảnh nhà báo lão thành cho tới những ngày cuối đời.

McMillion, nhà làm phim tài liệu được ông coi như một cô cháu gái, kể lại dấu ấn của sự kiện này nơi người phóng viên đã gần đất xa trời:

“Trước khi qua đời, ông có nói với tôi rằng đó là câu chuyện hằn sâu trong tâm trí mà ông không có cách nào quên được. Ông không ngừng tự hỏi không biết người ấy là ai, liệu ông ấy có gia đình hay không, nhưng ngay khi sự kiện xảy ra, ông phải gạt sang một bên những suy nghĩ và xúc cảm của mình để tập trung thi hành nhiệm vụ của một phóng viên. Nhắc lại câu chuyện đó, ông vẫn thấy đau lòng. Trong khi chiến tranh Việt Nam vẫn đôi khi khiến ông thấy ác mộng, và có nhiều chuyện vẫn đeo đuổi ám ảnh ông, ông vẫn mang niềm đam mê đối với đất nước Việt Nam.”

image

Cô McMillion nói chiến tranh đã đưa nhà báo đến với Việt Nam, khiến ông đem lòng yêu mến đất nước này. Theo cô thì những gì xảy ra trong thời chiến không làm suy suyển tình cảm sâu đậm đó.

image

Nhà báo George Esper khá nặng tình với Việt Nam. Bà Nancy Hà, người vợ cũ của ông, là người Việt Nam. Ông bà có với nhau 3 người con trai.

image

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ cô McMillion đã dành cho Ban Việt ngữ-VOA cuộc phỏng vấn này, và cho phép chúng tôi sử dụng một số đoạn âm thanh trích ra từ bộ phim tài liệu mà cô đang thực hiện về cuộc đời và sự nghiệp của Giáo Sư Báo chí George Esper, từng là một phóng viên chiến trường ở Việt Nam.

image

Cô Elaine McMillion là một nhà làm phim độc lập đã được nhiều giải thưởng. Muốn  biết thêm chi tiết về bộ phim tài liệu vừa kể và các phim khác do cô thực hiện, xin quý vị truy cập trang web của cô tại địa chỉ www.elainemcmillion.com


Hoài Hương_VOA


image
George Esper, Vietnam war correspondent and WVU professor, dies at 79

CHARLESTON, W.Va. -- George Esper, a longtime Associated Press correspondent best known for his coverage of the Vietnam War and a West Virginia University graduate and journalism professor, died Thursday at the age of 79.
Esper covered the Vietnam War from 1965 to 1975 for AP, and was chief of the AP bureau in Saigon when it fell to North Vietnamese forces. He was one of the few reporters who remained in the country after the fall of the South Vietnamese government.
Elaine McMillion, Esper's former student and longtime friend, said Esper checked into a Boston hospital last week after contracting pneumonia. He died in his sleep on Thursday night, his son, Thomas, told the AP.
Esper began working at WVU in 2000 as a visiting professor, instructing courses on writing and reporting, feature writing and journalism history.
In 2010, he left the university after suffering congestive heart failure. He lived the remainder of his life in Boston, McMillion said. She said she looked to Esper as a grandfather figure after she moved to Boston to attend graduate school for documentary filmmaking.
"It was just a coincidence that he was here while I was here," she said. "We became really close over the past two years."
McMillion is working on a documentary about Esper. In May, she uploaded part of the documentary, in which Esper discusses his time in Vietnam, to YouTube.

image

Esper recalls how he was asked to become a war correspondent, and his fear upon arriving in the war-torn country. After covering the war, he returned to New York for several months, then asked to go back.
"They sent me back and I stayed until the fall of Saigon in 1975 and I tell you it was the central experience of my lifetime," Esper said in the documentary. "I never dreamed -- I'm just a small town kid -- that I would be covering the fall of a nation and that it would get this much attention."
During his 44 years with the AP, Esper also covered the Jonestown Massacre in 1978, the first Gulf War in 1991, southern Florida's Hurricane Andrew in 1992, the Midwest floods in 1993 and the bombing of the Oklahoma City federal building in 1995.
Esper was legendary for his dogged persistence in covering news in war and in peace. "You don't want to be obnoxious and you don't want to stalk people, but I think persistence pays off," he said in an interview in 2000.
So when he was assigned to write a story for the 20th anniversary of the 1970 shootings of four students by National Guardsmen at Kent State University and could find no phone number for the mother of one of the victims, Esper drove an hour through a snowstorm to knock on her door.
"She just kind of waved me off, and she said, 'We're not giving any interviews.' Just like that," Esper recalled. "I didn't really push her. On the other hand, I didn't turn around and leave. I just kind of stood there, wet with snow, dripping wet and cold, and I think she kind of took pity on me."
During his time in New York, he covered a long-running public dispute between Jacqueline Kennedy and author William Manchester, whom she had hired to write "The Death of a President," an authorized account of the assassination of President John F. Kennedy.
Manchester tried hard to avoid the press but complained about "that AP reporter" who seemed able to track him down no matter where he was.
After retiring from the AP, Esper joined WVU at the request of his friend Christine Martin, then dean of the journalism school and now vice president of university relations.
Esper was her mentor when she began reporting at the Herald Standard in Uniontown, Pa. Esper worked at that paper for many years before joining the AP. When Esper was in town, he would take the young reporters out to dinner, she said, where he would tell each of them how good they were at their jobs.
"We believed it because it came from George," Martin said. "We had this affirmation that we were valuable and good. That was George's gift. He made you believe you were the heart and soul of something. I don't know anyone who could do that."
Terry Wimmer, a former Charleston Gazette reporter and editor, worked with Esper at WVU's journalism school for five years. With Esper's death, Wimmer sees "the passing of an old form of journalism -- the kind of journalism where you wore dresses and ties."
Esper exemplified the type of reporter who asked the hard questions without fear of the consequences, Wimmer said Friday.
"It's also seeing journalism as a duty, and today's generation sees it as a job, and there's a huge difference," Wimmer said. "And I think 'duty' is the perfect word for this. That's what took him into [journalism]."
Wimmer, a Pulitzer Prize winner who now teaches journalism at the University of Arizona, recalled first meeting Esper through former Gazette publisher W.E. "Ned" Chilton III.
Esper and Chilton shared a common value -- holding the powerful accountable -- and both believed that "the big guys always thump the little guys and we've got to have their back," Wimmer said.
Martin said she was constantly amazed by Esper's outreach while at WVU. Countless students, not just journalism majors, cited him as an influence and frequented his office.
Esper also helped bring many distinguished journalists to lecture at WVU. Martin recalled receiving a phone call from Pulitzer Prize-winning reporter David Halberstam.
"I got a call and the man said, 'This is David Halberstam. I'm a friend of George Esper,'" she said. "For him, one of the most famous reporters of all time, to identify himself as a friend of George just shows you how respected George was."
Martin said George had a gift of making everyone feel comfortable around him, including those he was interviewing.
"He was persistent and patient," she said. "He never appeared overly aggressive to anyone."
McMillion said she would remember everything Esper taught about hard work and dedication to seeking the truth.
"I thought I was a hard worker until I saw what a hard worker he was," she said. "He was just an enabler for work and inspired everyone around him to work harder."
Martin said Esper would be remembered by the thousands of people he touched during his distinguished career.
"He was the absolute, consummate journalist. Nobody did it better or did the job with more dignity and more concern," she said. "He proved everyday that being a good reporter and a good person wasn't mutually exclusive."


By Travis Crum

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.