Tuesday, February 14, 2012

Theo dõi và mua chuộc

image


Các nghệ sĩ Việt Nam bị công an theo dõi ra sao? Những người nổi tiếng bị công an bám sát và báo cáo thế nào? Hãy tin rằng, các cơ quan mật vụ và công an theo dõi người dân rất chặt chẽ, và đặc biệt là những người nổi tiếng, vì không muốn họ đào tỵ hay sẽ đứng sang hàng ngũ những người dân chủ.
Về phía những người công tác khoa học cũng thế, bởi vì công an không muốn có những trường hợp như nhà khoa học Andrei Dmitrievich Sakharov - cha đẻ bom nguyên tử Liên Xô, được nhiều huân chương, trong đó có Anh Hùng Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa (1953, 1955, 1962), Giải Stalin (1953), Huân Chương  Lenin (1956)...  và rồi đứng hẳn sang phía đòi hỏi và đấu tranh cho nhân quyền và được Giải Nobel Hòa Bình năm 1975.
Tất nhiên là Sakharov đã bị theo dõi, đã được mua chuộc bằng tất cả các ưu đãi đặc quyền của chế độ, nhưng tấm lòng của ông đã đứng về phía đạị đa số người dân, những người bị tước các quyền căn bản để làm người.

image
Andrei Dmitrievich Sakharov


Đông Đức đã không còn nữa. Cuộc thống nhất hai miền đất nước Tây Đức và Đông Đức đã hé lộ ra ánh sáng nhiều hoạt động của cơ quan công an Đông Đức Stasi, nơi một thời là bàn tay sắt để trừng phạt những người muốn đào tỵ sang phía Tây và là chỗ nương tựa quyền lực tuyệt đối của chế độ phía Đông.


Katarina Witt, người từng đoạt 2 huy chương vàng Thế Vận về môn trượt băng nghệ thuật (figure skating), đã trả lời phỏng vấn trên báo Anh Daily Mirror về tình hình công an Đông Đức theo dõi lực sĩ này từ khi mới là cô bé 8 tuổi.
Sau đây là các thông tin dịch từ bài do phóng viên Rachael Witt viết trên báo này hôm 4-2-2012.

image

Khi Katarina Witt thắng hai huy chương vàng Thế Vận, như dường cả thế giới ngưng lại để quan sát cô. Nhưng không ai bám sát theo dõi cô lực sĩ trượt băng nghệ thuật Đông Đức này kỹ hơn cơ quan mật vụ Stasi.
Chế độ Đông Đức đã quyết định rằng, sẽ không để cho cô lực sĩ huy chương vàng này đào tỵ sang Tây Đức.
Chỉ tới khi chế độ Đông Đức sụp đổ, cô Katarina mới khám phá mức độ bị theo dõi chặt chẽ như thế nào - và cách mà những giây phút riêng tư nhất của cô đã bị theo dõi và ghi lại trong suốt 17 năm.

image

Cô Katarina, bây giờ 46 tuổi và là một người trong ban  giám khảo cuộc thi nổi tiếng Dancing on Ice trên đài ITV, nói:
Tôi khám phá ra là Stasi đã theo dõi tôi từ khi tôi là một học sinh môn trượt băng nghệ thuật. Tôi bị theo dõi trọn đời tôi -- bị quan sát, bị do thám, bị vận dụng. Khi tôi lấy được hồ sơ Stasi  về tôi, thì đó là các báo cáo dày tới 3,000 trang, đựng trong 27 thùng. Tôi kinh hoàng vì mức độ theo dõi như thế. Tôi đã trải qua tất cả mọi cảm xúc vì chuyện này -- nổi giận, không tin nổi, cười không cản nổi về tính phi lý của chuyện này. Bạn thử nghĩ xem, 'Trời ạ, làm sao mà có ai theo dõi đời bạn khi bạn chỉ là một em bé  8 tuổi?
Vâng, được đi, vào năm 19 tuổi, tôi là huy chương vàng Thế Vận và cả thế giới biết tôi, nên chính quyền sợ là tôi sẽ đào tỵ và làm tai tiếng cho chế độ Đông Đức. Tôi có thể hình dung họ có thể theo dõi tôi như thế, nhưng không hình dung nổi là bị theo dõi khi còn là một em bé. Các hồ sơ báo cáo dày y như cuốn nhật ký, nhưng cũng đầy những huyền thoại không thật về tôi.
Căn chung cư của cô Katarina bị Stasi gắn máy điện tử để theo dõi, và báo cáo về các chuyển biến trong đời cô từ sức khỏe, tới những người bạn, tới cả quan hệ tình cảm sóng gió giữa cô và cựu huấn luyện viên Jutta Muller.
Trong một trường hợp, các mật vụ Stasi báo cáo rằng họ lắng nghe khi cô Katarina đang làm tình - ghi cả thời gian cô khởi sự sex, và thời gian kết thúc cuộc làm tình này.
Sinh tại Staaken, Đông Đức, cô Katarina vào học trường chuyên giành cho trẻ em năng khiếu thể thao. Năm 1984, lúc cô 19 tuổi, cô thắng huy chương vàng Thế Vận tại Thế Vận Sarajevo và rồi thắng hưy chương vàng nữa tại Thế Vận Calgary năm 1988.
Được gọi tên ngắn là Kati, cô trở thành biểu tượng nổi tiếng nhờ nhan sắc và tài năng trượt băng nghệ thuật. Tạp chí Time gọi cô là khuôn mặt đẹp nhất của chủ nghĩa xã hội và sau đó là Sex trên Đôi Hài Trượt Băng.


image
Thế Vận Calgary năm 1988

Cô thắng 4 giải vô địch thế giới World Championships và 6 giảỉ vô địch Châu Âu, nhưng rồi cô chuyển sang hoạt động tư (trượt băng trình diễn hay huấn luyện để lấy lệ phí) vào năm 1988 , một chuyển hướng khá thường đối với cac1 lực sĩ Đông Đức vào lúc đó, nơi hầu hết hoạt động đều là phục vụ quốc doanh.
Có tin đồn phóng ra rằng cô đã hợp tác với Stasi và bị mua  chuộc bằng cách chính phủ trao tặng cô một số xe hơi, một căn hộ cao cấp và các ưu đãi khác để thúc giục cô đừng đaò tỵ -- cô Katarina đã bác bỏ mọi thứ tin đồn mà cô nói là không có thật này.
Năm 1990, chế độ Đông Đức sụp đổ, hai miền thống nhất.
Rồi năm 1993, một nhà hoạt động chính trị tố cáo rằng cô làm việc cho mật vụ Stasi và đã phản bội các bạn của cô. Bấy giờ cô mới đòi lấy tất cả hồ sơ Stasi về cô trước khi các hồ sơ này ra công chúng, và rồi cô viết tự truyện để xóa các tin đồn quy chụp.

image

Cô giải thích, Cứ luôn luôn có những người từ bóng tối nào đó xuất hiện ra và nói đủ thứ dối trá về quá khứ của tôi. Tôi không thể trả lời hết mọi thứ qua phỏng vấn báo chí. Thế là tôi nghĩ tơí việc viết hồi ký để xóa mọi tin đồn nhảm. Thật là tức cười khi tôi bắt đầu viết hồi ký vào năm 27 tuổi thay vì 60 tuổi hay 70 tuổi, nhưng tôi buộc phải viết để nói ra sự thật đúng như thật.  Tôi đã có một đời sống tuyệt vời. Tôi sẽ không bao giờ nói rằng tôi đã sống trong một đất nước kinh hoàng - nơi tôi được nhà nước Đông Đức nuôi dưỡng để trở thành một lực sĩ mang tầm thế giới. Nhưng đọc các hồ sơ công an và thấy cách tôi bị mô tả. Tôi phải giảỉ thích cho ra sự thật mọi chuyện.
Cuốn tự truyện của cô kể về một báo cáo do công an viết:
Giao cấu xảy ra... từ 20:00 giờ tới 20:07 giờ.
Một lần, cô lúng túng về bản báo cáo làm tình ngắn ngủi đó, nhưng cô đơn giản giải thích, Như dường mọi chuyện xảy ra chớp nhoáng... Vào lúc đó, tôi phải cởi mở để đối phó với mọi lời dối trá nói về tôi, và tôi rất cởi mở. Bây giờ tôi không cảm thấy cần thanh minh thanh ngay như thế hay nói gì nữa. Tôi tìm cách giữ riêng tư đời mình.

image


Năm 1988, cô khỏa thân trên báo Playboy. Đó là ấn bản thứ nhì trong lịch sử tạp chí này bán sạch trơn. Ấn bản đầu tiên bán hết là năm 1953, khi cô Marilyn Monroe khỏa thân chụp hình.

image

Cô bây giờ sống ở Berlin, và chưa bao giờ kết hôn, đã không trượt băng nữa từ năm 2008. Cô nói, Thật khó khi phải trình diễn ở tầm mức [quốc tế] như thế, vì bạn sẽ không bao giờ làm được một số động tác phức tạp nữa.

Qua chuyện đời cô, chúng ta có thể hiểu nhà nước Đông Đức đã theo dõi và mua chuộc những người nổi tiếng ra sao. Không chỉ như thế, ở mặt khác, họ cũng bị những người vô danh, những người kém nổi tiếng tung ra đủ thứ tin đồn vì ghen tức.
Có thấy như thế, chúng ta mới quý trọng những người như Sakharov, như anh Cù Huy Hà Vũ... Họ là các nhà trí thức không gì mua chuộc nổi, chỉ trừ lương tâm của họ và tấm lòng thiết tha yêu nước bất khả di dời của họ.

Trần Khải

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.