Tuesday, May 22, 2012

Đồ rởm TQ 'tràn lan trong quân đội Mỹ'

image


Bất kỳ một bộ phận quân sự nào bị hỏng đều có thể gây nguy hại đến an ninh quốc gia Mỹ
Nhiều linh kiện điện tử giả mạo của Trung Quốc đang được sử dụng trong các thiết bị quân sự Mỹ, theo báo cáo của một ủy ban Thượng viện quan trọng.
Cuộc điều tra kéo dài một năm của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ phát hiện được 1.800 trường hợp các bộ phận giả gắn trong máy bay quân sự Mỹ.
Ước tính hơn 70% trong khoảng một triệu linh kiện bị nghi ngờ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

image

Báo cáo quy trách nhiệm nằm ở chuỗi cung ứng của Mỹ, và Trung Quốc thì không kiểm soát được thị trường hàng giả.
Chỉ cần một thiết bị không hoạt động cũng đủ gây rủi ro an ninh và an toàn quốc gia, gây nhiều phí tổn đối với Lầu Năm Góc.
Lính Mỹ sử dụng nhiều "linh kiện điện tử nhỏ và cực kỳ tinh vi" trong hệ thống thăm dò ban đêm, radio và các thiết bị định vị GPS.

Nếu một bộ phận duy nhất bị hỏng cũng có thể đặt người lính vào tình thế nguy hiểm, báo cáo này cho biết.
Báo cáo nhấn mạnh các bộ phận bị nghi là giả mạo được sử dụng trong trực thăng SH-60B của Hải quân Hoa Kỳ, máy bay không vận C-130J và C-27J và máy bay Poseidon P-8A của Hải quân.

image

Ngoài Trung Quốc, hai các quốc gia lớn kế tiếp là Anh và Canada cũng bị phát hiện là nguồn gốc của các bộ phận giả mạo.
‘Tránh né’

Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ chỉ trích Trung Quốc không đóng cửa các nhà sản xuất hàng giả và nói rằng nhân viên ủy ban muốn đến Trung Quốc để điều tra đã không được cấp thị thực.
“Các linh kiện điện tử giả mạo được bày bán công khai ở Trung Quốc,” báo cáo cho biết.
"Thay vì thừa nhận vấn đề và hoạt động tích cực nhằm truy quét hàng giả, chính phủ Trung Quốc lại cố gắng tránh né việc giám sát," trích báo cáo.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nói rằng các chương trình mà Bộ Quốc phòng sử dụng như GIDEP nhằm ghi nhận bộ phận bị nghi ngờ giả mạo có rất nhiều thiếu sót.

image

Từ năm 2009 đến 2010, GIDEP chỉ nhận được 217 báo cáo liên quan đến các thành phần nghi ngờ giả mạo, phần lớn trong số đó là từ sáu công ty. Chỉ có 13 báo cáo là của các cơ quan chính phủ.

image
GIDEP (Government-Industry Data Exchange Program)

Nhưng cuộc điều tra khen ngợi Luật ủy quyền quốc phòng quốc gia, được Tổng thống Barack Obama ký thông qua ngày 31/12/2011, nhằm ngăn chặn linh kiện giả thâm nhập vào Mỹ.

Sự tập trung vào Trung Quốc diễn ra trong khi Mỹ đang bắt đầu thực hiện chiến lược "xoay trục" hướng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

image

Lầu Năm Góc đã loan báo cắt giảm chi tiêu khoảng 450 tỷ đôla trong thập niên tới.
Nhưng cơ quan này còn có thể phải đối mặt với cắt giảm thêm 500 tỷ đôla nữa nếu việc cắt giảm chi tiêu bắt buộc ở khắp các ban ngành có hiệu lực vào cuối năm 2012, sau khi Quốc hội không đạt được kế hoạch cắt giảm thâm hụt hồi năm 2011.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.