Saturday, December 14, 2013

Chuyến thăm của Kerry và tương lai của Việt Nam

image
Các cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Hà Nội vào hôm thứ hai là một sự kiện quan trọng trong tiến trình quan hệ ngoại giao song phương giữa Washington và Hà Nội trong những nỗ lực nhằm phát triển quan hệ này lên tầm “đối tác toàn diện”. Nhưng ý nghĩa lớn hơn của các cuộc gặp ấy, hay là mục đích tiềm tàng của chúng, đòi hỏi phải có một cái nhìn rộng hơn cả vào hiện tại lẫn tương lai.

image
Chuyến thăm của Kerry diễn ra vào một thời điểm đặc biệt thú vị trong tình hình chính trị Việt Nam. Quả thật, tốc độ thay đổi trong nền chính trị Việt Nam đã gia tăng với nội dung khó đoán biết hơn, và do đó, thú vị hơn so với hồi trước. Gần đây nhất, cuộc cải cách hiến pháp và những mối lo ngại về nhân quyền đã trở thành chủ đề bao trùm trong các thảo luận chính trị. Tôi sẽ tóm tắt những diễn biến mới này trước khi trở lại với câu hỏi lớn hơn được đề cập ở đầu bài.

Cải cách và nhân quyền

image
Chúng ta hãy bắt đầu với công cuộc cải cách hiến pháp, và cái kết luận chống lại sự thay đổi, cùng với các sự kiện liên quan đến nhân quyền. Sau một cuộc thảo luận mở và công khai chưa từng có tiền lệ về cải cách hiến pháp, trong đó có cả những thảo luận rất đáng chú ý về nhu cầu phải thay đổi thể chế căn bản, Quốc hội Khóa 13 của Việt Nam đã quyết định thông qua một bản hiến pháp sửa đổi mà về cơ bản là phớt lờ mọi thay đổi quan trọng, trước sự thất vọng (dù không ngạc nhiên) của những người cổ súy cho cải cách trong và ngoài nhà nước.

image
Ngay sau khi Quốc hội bỏ phiếu, một số ít nhưng đều là các nhân vật có tiếng, đảng viên lâu năm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã rời khỏi Đảng. Những người này và các cá nhân cổ súy cho cải cách khác đều khẳng định rằng nếu Việt Nam muốn giải quyết các khó khăn lớn nhất lúc này, thì đất nước cần những định chế có thể tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình, và nhà nước pháp quyền, theo một cách làm bản hiến pháp sửa đổi đã không làm được.

Vài ngày trước cuộc bỏ phiếu về hiến pháp, các nhà nước thành viên Liên Hợp Quốc cũng đã bỏ phiếu dành cho Việt Nam một ghế trong Hội đồng Nhân quyền. Như chúng ta có thể thấy trước, kết quả này bị đón nhận trong sự thất vọng của những người ủng hộ cải cách trong và ngoài nhà nước, và của những người đã phải chịu đựng hậu quả của các thành tích nhân quyền “không khí” của Việt Nam.

image
Điều mà có lẽ không được trông đợi, từ cả phía chính quyền lẫn nhiều nhà quan sát đang phát nản về chính trị Việt Nam, là phản ứng rất thông minh và mới mẻ của những người ủng hộ cải cách. Thay vì thất vọng giơ tay lên trời hay âm thầm rút lui vào im lặng, họ đã hào hứng đón nhật kết quả Việt Nam vào LHQ như một cơ hội để buộc nhà nước phải giải trình trách nhiệm như một thành viên đầy tích cực của Hội đồng Nhân quyền.

Có thể thấy điều này rõ nhất ở các nỗ lực – dựa vào xã hội dân sự – của những người ủng hộ cải cách nhằm quảng bá việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng, nhằm nhấn mạnh một cách rất đặc biệt những cam kết chính thức của Việt Nam liên quan đến Công ước Quốc tế về Nhân quyền, và nhằm tiến hành một chiến dịch gây xôn xao một cách đáng ngạc nhiên, mặc dù được tổ chức lỏng lẻo, nhằm nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về nhân quyền và quyền thực tế của họ như là những công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Vào các ngày 8 và 10/12, chỉ sáu ngày trước các phiên đàm phán song phương của Kerry ở Hà Nội, và trong bối cảnh đàm phán về TPP đang diễn ra (và khá căng thẳng), những người cổ súy cho cải cách ở Việt Nam đã tổ chức một loạt sự kiện kỷ niệm ngày Nhân quyền Quốc tế, gồm những buổi sinh hoạt, thảo luận với người của cộng đồng quốc tế, và chính thức thành lập tổ chức phi đảng phái – Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

image


Người tham dự tụ tập ôn hòa để phân phát tài liệu về nhân quyền và các cam kết của Việt Nam liên quan đến nhân quyền (một nhiệm vụ mà đúng ra chính nhà nước Việt Nam phải tham gia).  Thật không may, nếu không nói là đáng ngạc nhiên, là các nỗ lực này được đáp lại bằng một loạt biện pháp đàn áp quá quen thuộc, từ việc cho nhân viên an ninh mặc thường phục và côn đồ đánh đập, đến thu giữ trái phép tài sản cá nhân, và đe dọa.
Người ta có thể ngạc nhiên tự hỏi, những diễn biến thú vị này trong tình hình chính trị Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới các cuộc thảo luận hôm thứ hai ra sao.

Tình hình chính trị ở Hà Nội

image
Là người Mỹ và là người quan sát lâu năm về chính trị và xã hội ở Việt Nam, nhưng tôi chưa bao giờ đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ Mỹ-Việt. Tuy nhiên, trong tình hình bây giờ, tôi bỗng thấy mối quan hệ này thu hút chú ý và quan trọng. Lập trường của Việt Nam trong các cuộc đối thoại – vào thời điểm đặc biệt hiện nay – đặc biệt thú vị, và khó giải mã. Điều gì đang diễn ra ở quảng trường Ba Đình, chúng ta có thể phỏng đoán không? Trước khi trả lời trực tiếp câu hỏi này, cái quan trọng là phải nhấn mạnh rằng bên dưới vẻ bề ngoài thống nhất của một nước độc đảng, nhà nước Việt Nam, ở một vài khía cạnh đáng chú ý, lại là đa nguyên, mặc dù theo một kiểu không hữu hiệu). Hành vi của nó chỉ có thể được hiểu như là sản phẩm kết hợp của một cuộc tranh giành đấu đá, đôi khi có màu sắc phong kiến, giữa các nhân tố cải cách và các nhân tố muốn giữ mọi sự ở nguyên trạng.

Mặc dù cuộc bỏ phiếu thông qua hiến pháp cho thấy những giới hạn trần, hoặc mục đích tới hạn của những động lực cải cách bên trong chính quyền, nhưng thật ra, số phiếu tán thành là một phong vũ biểu  phản ánh sai lạc tình hình trong chính quyền, bởi lẽ, các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải thuận theo cơ chế trung ương quyết định, và hành vi thách thức công khai trước Quốc hội – một cơ quan của Đảng, do Đảng và vì Đảng – chỉ đơn giản là không nằm trong các khả năng có thể xảy ra.

image
Với mong muốn tăng cường quan hệ với Washington, mở rộng thị trường đầu ra cho thương mại, và thúc đẩy lại nhịp độ đầu tư hiện đang ì ạch, chính phủ Việt Nam giữ lập trường để có thể hưởng lợi thật nhiều từ một cách tiếp cận đa dạng hơn, sáng tỏ hơn và (như một số người Việt Nam có thể nói) văn minh hơn trong việc điều hành đời sống xã hội trong nước, và trong các diễn văn chính trị, trong việc vận động chính trị trong nước nói riêng.

Tôi không phải là nhà phân tích duy nhất có quan điểm cho rằng yếu tố quan trọng nhất mà nền kinh tế chính trị của Việt Nam đang thiếu là minh bạch, trách nhiệm giải trình, và nhà nước pháp quyền. Dứt khoát là các tiến bộ trong cải cách ở Việt Nam – và quả thật là trong cách vận hành của nền kinh tế – phụ thuộc vào những đối sách rõ ràng, hiệu quả đối với các khiếm khuyết về thể chế. Dường như đã rõ ràng là để có được những đối sách này, thì cần phải có một nỗ lực xây dựng không ngừng nghỉ nhằm chấm dứt mô hình điều hành xã hội thiếu tính xây dựng, đầy hoang tưởng, bạo lực và quả thật là bất hợp pháp, mà chúng ta đã chứng kiến trong quá khứ và hiện tại.

image
Vâng, người Việt Nam ở trong và ngoài bộ máy nhà nước đều có những khác biệt về việc chính trị Việt Nam phải như thế nào. Một số người cho rằng “chủ nghĩa xã hội hoàn hảo” có lẽ phải cuối thế kỷ mới có. Tuy nhiên, với những người có suy nghĩ nghiêm túc về việc giúp đất nước tiến lên, thì có một nhu cầu to lớn hơn bao giờ hết, là phải vượt qua những động lực đàn áp hoang tưởng trong quá khứ.

Tôi tin rằng người dân Việt Nam không muốn trải qua thêm nhiều năm, thậm chí thập niên, cái mà chúng ta có thể gọi là “hội chứng Việt Nam”: một sự kết hợp đặc biệt giữa đa nguyên không minh bạch và bất hữu hiêu, hành vi phong kiến, và những động lực trấn áp mà từ đâu đã đại dện cho nền chính trị cả nước, và vẫn đang tiếp tục phá hoại cũng như giới hạn các khả năng có được một trật tự xã hội công bằng, năng động về kinh tế, và sôi động hơn.

Cái mà người Việt Nam xứng đáng được hưởng, nhưng cuộc cải cách hiến pháp gần đây đã bác bỏ – là các bước tiến thực sự và có ý nghĩa nhằm giải quyết những hạn chế căn bản về thể chế. Điều này đưa chúng ta trở lại với các cuộc đàm phán song phương trong tuần.

Quá khứ, hiện tại và tương lai

image
Thật kỳ cục và trùng khớp là tại thời điểm quyết định hiện nay trong lịch sử đương đại Việt Nam, các gương mặt lãnh đạo của đất nước đều gặp khó khăn trong việc đối thoại một cách xây dựng với Mỹ. Có một mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Việt Nam, vì những lý do mà tất cả chúng ta đều đã biết. 

Bản thân Ngoại trưởng Kerry cũng là một phần trong quá khứ này, và nói chung ông được những phe lớn trong đội ngũ lãnh đạo Việt Nam mến và tôn trọng. Do đó, để Việt Nam tiến lên, có cách nào tốt hơn là chấm dứt kiểu chính trị đàn áp, lạc hậu, và thực thi các khả năng để giúp Việt Nam đi tới.

image
Những cuộc cải cách thể chế có ý nghĩa sẽ chỉ đến thông qua tiến trình đa phương, mà vào một thời điểm nào đó, có thể vượt qua các trở lực nằm bên trong phe bảo thủ, đầu óc bị ám ảnh vì an ninh quốc gia. Những con người dũng cảm cổ súy cho xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay tiến hành công việc của họ bất chấp nguy hiểm lớn, bởi vì họ yêu nước và họ khao khát những quyền tự do căn bản, mà chính nhà nước của họ đã cam kết, cả theo hiến pháp lẫn theo các quy định quốc tế.

Trên thực tế, chính là nhà nước Việt Nam, chứ không phải công dân Việt Nam, muốn ngồi vào Hội đồng Nhân quyền, và họ nên, họ phải thúc đẩy nhân quyền trong nước mình. Thay vì đánh đập những người ủng hộ cải cách, nhân viên công quyền nên bảo vệ, và tham gia cùng những nhà hoạt động đó trong tinh thần “niềm tin chiến lược” như chính Nguyễn Tân Dũng đã đề cập cách đây không lâu ở Singapore.

image
Cuối cùng, cải cách thể chế, theo hướng Việt Nam cần, sẽ đòi hỏi những nỗ lực của rất nhiều bên tham gia, cả ở trong và ngoài chính quyền, kể cả những phe phái trong nhà nước mà vốn vẫn phản đối hoặc chỉ đơn giản là chẳng biết gì về nhu cầu cải cách. Việt Nam không phải Trung Quốc và sẽ không bao giờ là Trung Quốc. Và đó là một điều tốt. Việt Nam cũng không phải một đất nước sẽ đi áp dụng chủ nghĩa tân tự do một cách ngu ngốc.

Việt Nam cần vạch ra con đường của chính mình. Và hy vọng của công dân Mỹ này là những cuộc đàm phán song phương hôm thứ hai, cùng với các nỗ lực cải cách trong và ngoài nhà nước, sẽ giúp đất nước Việt Nam tuyệt vời này bước vào một con đường hứa hẹn hơn. Một con đường có thể thật sự mang lại cho đất nước Tự do, Độc lập, Hạnh phúc, những điều mọi người dân vốn vẫn khao khát, bất kể giai cấp, đảng phái, tầng lớp.


Jonathan D. London

Sau khi đáp chuyên cơ xuống sân bay Tân Sơn Nhất Sài Gòn vào trưa nay 14.12, Ngoại trưởng Mỹ John Forbes Kerry đã đến thăm nhà thờ Đức Bà và dự thánh lễ tại đây.

image
Ngoại trưởng Mỹ John Forbes Kerry thoải mái dạo phố Sài Gòn
Trưa nay, Ngoại trưởng Mỹ John Forbes Kerry đã tới Sài Gòn, mở đầu chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam. Dưới cái nắng dịu, ông cùng đoàn tùy tùng thoải mái đi bộ tại trung tâm Sài Gòn và vẫy tay chào mọi người.
Đây là lần đầu tiên, ông John Kerry, cựu binh trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, quay lại Sài Gòn trên cương vị là ngoại trưởng Mỹ.
Trước khi bắt đầu lịch làm việc tại Sài Gòn, ông Kerry đã cùng đoàn tùy tùng tới dự thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà.
Sau ngày làm việc hôm nay tại Sài Gòn, ông Kerry sẽ xuống Đồng bằng sông Cửu Long để thăm lại chiến trường cũ, nơi ông đã cùng hải quân Mỹ có mặt trong cuộc chiến Việt Nam.

image
Ông Kerry cùng đoàn tùy tùng tản bộ trên đường phố Sài Gòn

image
Ngoại trưởng Mỹ vui vẻ vẫy tay chào người dân hai bên đường

image

image

image
Ngoại trưởng Mỹ tới chào các vị linh mục tại nhà thờ Đức Bà

image

image

image

image
Thích thú xem lại những địa danh Sài Gòn có từ xưa tại khu vực trung tâm

image
Ông John Kerry trong nhà thờ Đức Bà

image
Sau khi dự thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà, ông Kerry cùng đoàn tùy tùng đi bộ qua Trung tâm Hoa Kỳ (tại tòa nhà Diamond Plaza)

image
Trong suốt hành trình ông Kerry luôn vui vẻ vẫy tay chào người dân hai bên đường


Con gái Ngoại trưởng Mỹ: ‘Việt Nam là một phần cuộ...
image



Phụ huynh ba nhà hoạt động bị giam cầm sang Mỹ vận...
image



image

Phụ huynh ba nhà hoạt động bị giam cầm sang Mỹ vận...
Rồi sẽ đến Biển Đông
Gia đình họ Kim và những ẩn số
Những hình ảnh để đời năm 2013
Obama "mất điểm" với vợ
Quán cafe Pháp thưởng khách hàng lịch sự
THỜI TRANG DÂN OAN
Kim Jong Un làm Bắc Kinh nhức đầu
Con gái Ngoại trưởng Mỹ: ‘Việt Nam là một phần cuộ...
Thói hôi của và sự xuống cấp đạo đức
Viết blog từ trong nước, ai, thế nào?
Diễn biến ghê rợn từ móng tay
Những lời tiên tri bị coi là “điên rồ” trở thành s...
Nhà thực vật Anh mất tích ở Sapa
Ðức Giáo Hoàng Phanxicô được bình chọn là Nhân vật...
Mỹ phát hành 'tiền hên' nhân dịp Tết Nguyên đán
Hà Giang 'xử lý người tố cáo'
Loạn thờ cúng do đâu?
Gửi người cán bộ Thành Đoàn, thạc sĩ Nguyễn Tuấn A...
Những người đi theo lương tâm mình
36 hình chụp đúng lúc
Chạy Trời không khỏi nắng!
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Khăn choàng nữ và Cà vạt nam
Biểu tình ở Kiev lật nhào tượng Lenin
Sinh hoạt kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền tại Việt...
Phỏng vấn cô Huỳnh Thục Vy về tuyên cáo thành lập ...
Bị thôi học, Phương Uyên không lùi bước
6 món ăn ngon nhưng nguy hiểm
Vĩnh biệt Nelson Mandela
Nước mắt của rượu
Phản ứng việc ông Lê Hiếu Đằng bỏ đảng
Công ty xe lửa Indonesia
Bông súng mắm kho
Đặc sản thịt chuột ở Việt Nam
Philippines cảm ơn người Việt tị nạn
Chuyện 1000 viên bi
Ngồi trên tài năng của mình
Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975
Ngao khổng lồ nặng 300kg
Nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ tại Normandie
Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông
Vì sao phái đẹp không thích lấy chồng
Nhọc nhằn người khuyết tật VN
VN nằm đâu trong xếp hạng tham nhũng?
Cụ ông để lại gia tài $188 triệu cho từ thiện
Khi Mỹ bóp cò thì ngân hàng Trung Quốc sụp đổ
Cộng đồng không quan tâm mức phạt mới
Những điều chúng ta cần làm
Dạy trẻ em như thế này sao?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.