Thursday, March 19, 2015

Công an Việt Nam và quyền bắt người

 http://baomai.blogspot.com/
Hôm 13/3 trả lời chất vấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án oan sai Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã phát biểu:

image
‘Tòa sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ nếu được kiểm soát từ đầu dù công an bắt sai, VKS truy tố sai. Nhưng nếu tòa không được phê chuẩn, công an bắt sai thì công an chịu. Tòa sẽ chịu trách nhiệm từ giai đoạn xét xử’.
Ý kiến của ông Chánh án tuy ngắn nhưng có tính gợi mở theo đó đặt ra khả năng tòa án sẽ kiểm sát việc điều tra ngay từ đầu trong đó có việc phê chuẩn lệnh bắt của cơ quan điều tra.

Vai trò của viện kiểm sát

Trong bài viết ‘Công an điều tra không được bắt người’ tôi đã đưa ý kiến luận giải vì sao không nên để cơ quan công an điều tra được quyền bắt giam giữ.
Nhưng có ý kiến tranh luận lại rằng việc bắt giam giữ lâu nay không hoàn toàn do một mình cơ quan điều tra quyết định.
Mà cơ quan này sau khi bắt phải xin sự phê chuẩn của viện kiểm sát, như thế là thêm một khâu kiểm soát sàng lọc đảm bảo cho việc bắt là chính xác rồi.
Đó là quy trình bắt giữ lâu nay và có hai vấn đề xung quanh quy trình này.

Thứ nhất tại sao lại bắt rồi mới xin phê chuẩn mà không xin phép được cho rồi mới bắt? Thứ hai, lâu nay viện kiểm sát có chịu áp lực từ cơ quan điều tra nên bị thúc giục phê chuẩn lệnh bắt hay không?
Chúng ta thấy rằng với việc bắt rồi mới xin phê chuẩn như thế hành vi đã tạo ra hệ quả, viện kiểm sát khi đó đứng trước một việc đã rồi.

image
Chánh án Trương Hòa Bình: "Nếu tòa không được phê chuẩn, công an bắt sai thì công an chịu. Tòa sẽ chịu trách nhiệm từ giai đoạn xét xử".
Khi xét phê chuẩn lệnh bắt ngoài việc đánh giá công tâm khách quan hành vi đã đến mức bị bắt hay chưa viện kiểm sát còn phải cân nhắc thêm một yếu tố khác.
Nếu từ chối lệnh bắt thì cơ quan điều tra phải thả người, nhưng việc thả người chỉ có nghĩa là chưa đáng bị bắt chứ không có nghĩa kẻ đó không phạm tội và vẫn phải tiếp tục điều tra.
Việc phải thả người sẽ làm suy yếu vị thế của cơ quan điều tra trong mắt kẻ tình nghi và cơ quan điều tra cho rằng điều đó sẽ gây khó cho hoạt động điều tra.
Đây chính là thành tố thêm vào khiến cho việc cân nhắc của viện kiểm sát bớt đi tính công tâm khách quan mà dễ hòa theo hướng đồng ý với lệnh bắt để hoàn tất trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cả hai cơ quan này.

image
Trong khi đó nếu xin phép tòa rồi mới được bắt thì người quyết định việc bắt là tòa án khi đó chỉ phải làm một việc là đánh giá thật công tâm xem hành vi sai phạm đã đến mức bị bắt hay chưa.
Tòa án đúng ra không phải cơ quan có trách nhiệm chứng minh tội phạm nên không chịu áp lực trong việc phải tìm ra hung thủ gây án.
Trong điều kiện không chịu áp lực mới có được sự công tâm vô tư khi đó mới có thể tin tưởng quyết định bắt của tòa án được xác đáng.
Ngoài ra việc bắt rồi mới xin phê chuẩn cho thấy việc làm của cơ quan điều tra không theo nguyên tắc suy đoán vô tội mà ngược lại là suy đoán có tội.
Vì suy đoán nhận định có tội nên mới bắt trước, sau đó mới giải trình biện bạch về lý do cần thiết phải bắt sau.

Bắt để khai thác điều tra

image
Trong khi bắt giam giữ là biện pháp ngăn chặn chỉ đơn thuần nhằm ngăn ngừa bị can tiếp tục phạm tội, bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Song lâu nay chẳng còn ai tin rằng việc bắt giam giữ chỉ nhằm mục đích ngăn chặn.
Thực tế việc bắt giam giữ một nửa mục đích là nhằm ngăn chặn, nửa còn lại là nhằm tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho việc khai thác điều tra.

image

Cần định hướng lại cho quan hệ tòa án - công an ở Việt Nam?

Từ lâu nay hầu như tất cả giới tư pháp từ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán lẫn luật sư đều hiểu việc bắt là nhằm phục vụ điều tra còn người bị bắt là nguồn để khai thác chứng cứ.
Trong khi đúng ra việc bắt chỉ là biện pháp ngăn chặn còn thì cơ quan điều tra muốn làm rõ vụ án phải đi theo các hướng khác để lần theo manh mối dấu vết tội phạm.
Quy định pháp luật hiện tại cũng chính là nguồn cơn đưa đến nhận thức và lề lối làm việc như vậy khi bỏ qua đòi hỏi về thuộc tính khách quan của chứng cứ lại quy định lời khai của người bị bắt là sản phẩm của ý chí mang nặng tính chủ quan, cũng là chứng cứ.
Cho nên trong hoạt động điều tra người ta luôn xoáy vào việc lấy lời khai mà để làm việc này thuận lợi thì cần phải bắt.

Không vụ án nào là không lấy lời khai và ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi tự nguyện khai báo do đầu thú tự thú thì số còn lại đều là do bức cung hoặc tệ hơn là nhục hình.
Lề lối tư duy làm việc cũ kỹ tiêu cực đã ăn sâu vào nhận thức nghề nghiệp như vậy cho nên bây giờ mà có chế định về quyền im lặng thì các cán bộ tư pháp sẽ đứng trước một bỡ ngỡ hụt hẫng lớn.
Vấn đề chính trị?
Có ý kiến cho rằng nếu rút bỏ quyền bắt người của cơ quan công an điều tra sẽ làm suy yếu đi lực lượng này.

Nghiêm trọng hơn có ý kiến cho rằng công an là thanh gươm sắc để bảo vệ chế độ, nếu rút bỏ quyền được bắt người thì chẳng phải sẽ làm cho lưỡi gươm cùn đi hay sao?
Những ý kiến lo lắng này đều không có cơ sở do kém hiểu biết và cần được giải đáp sáng tỏ.
Phải công nhận quyền được bắt giam giữ là một tính năng sắc bén của ngành công an.
Nhưng ngành công an còn sắc bén ở nhiều khía cạnh khác, đó là có lực lượng hùng hậu, được trang bị vũ khí, được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng chiến thuật chiến lược và nhiều điểm khác.

Trong khi đó đừng quên rằng công an điều tra chỉ là một bộ phận nhỏ trong cả một ngành công an rộng lớn với cả chục phiên hiệu khác nhau.
Và vai trò của công an điều tra thực ra lại phát huy công năng ở giai đoạn hậu, tức là khi sự việc đã xảy ra rồi, tổn thất đã có rồi và việc tiếp theo là cần xử lý hậu quả vụ việc theo một trình tự thủ tục luật định.

image
Còn khi tội phạm đang ở trạng thái dự mưu hoặc khi đang diễn ra thì việc xử lý lại thuộc lực lượng công an khác có tính năng như một lực lượng răn đe hoặc đơn vị tiến công.
Và đây mới là giai đoạn mang ý nghĩa quan trọng hơn cả trong luận đề ‘thanh gươm bảo vệ chế độ’ vì cái cần trọng yếu là phòng ngừa ngăn chặn chứ không phải dọn dẹp.

http://baomai.blogspot.com/
Ở nhiều nước có hệ thống pháp luật tiến bộ, họ xác định cơ quan điều tra thuộc khối tư pháp tách bạch với cơ quan công an thuộc khối hành pháp.

Ở đấy việc cơ quan điều tra không được tự ra lệnh bắt giam giữ (trừ trường hợp phạm tội quả tang) chẳng hề làm suy yếu lực lượng công an thuộc khối hành pháp.
Như thế có thể thấy nếu ở ta mà sửa đổi quy định rút bỏ quyền bắt giam giữ khỏi cơ quan công an điều tra thì điều đó cũng không làm cho ngành công an bị suy yếu đi hay thanh gươm bảo vệ chế độ sẽ bị cùn.
Ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nguyên là một Thứ trưởng Bộ công an hẳn là người thông hiểu vấn đề nên mới phát biểu như trên tại Ủy ban thường vụ Quốc hội.



Luật sư Ngô Ngọc Trai

police animated GIF

image

Ngắm hoa anh đào ở 10 nơi trên thế giới
Ai Cập huyền bí
Nguyễn Tấn Dũng quá bẽ bàng tại thủ đô Canberra
Nghỉ hưu làm gì
Chuyện trào phúng: chủ nghĩa xã hội ưu Việt
Người Việt về thăm quê hương chú ý!
Thân gởi các em dư luận viên (DLV)
Câu chuyện về gia đình cố Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Vì sao chúng ta lại ngoáy mũi?
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya
Người Tị Nạn và Việt Kiều
8 điều về thiên nhiên kỳ bí
Có chăng món ăn kích dục
Những tranh cãi quanh vụ “Qua Mỹ du lịch sanh con”...
Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi
Nga giúp TC trở thành 'Vua Biển Đông'?
Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?
Gandhi vẫn còn là người hùng của Ấn Độ?
Những người chiến thắng tuổi già
Anh thợ sửa xe đạp và giấc mơ Mỹ
15 câu nói đáng nhớ của TT Ronald Reagan
Càng nói càng lộ cái ngu!
Một Trung Cộng trong lòng bàn tay Mỹ
Khi mặt đất mở ra và nuốt chửng mọi thứ
Âm mưu mới nhất của TC trên Biển Đông
Dư luận viên phá lễ tưởng niệm Gạc Ma
Việt Nam dựng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Tôi muốn thấy thằng Việt Cộng
Xã hội dân sự và dân chủ
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Có thể sống cả đời trên xe dã ngoại?
Nửa chai Jack Daniel’s
Art: khuôn mặt của Cathy Freeman
Quốc Hận hay Ngày Tự do? & Vài lời công bằng...
Lời sám hối muộn màng
Nền tảng của trưng cầu dân ý
Làm đơn xin vào bãi nhặt rác mưu sinh
Phụ nữ Nhật và bài toán việc làm
Phiên tòa xử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn ở Cần Thơ
Loạn, viễn, cận, lão… không cần mang kính

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.