Monday, July 10, 2017

Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?

image
Khảo sát cho thấy Hà Nội là thành phố có 5 triệu xe máy

Một nhà báo nước ngoài nói việc Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội cấm xe máy trong nội đô cũng không giải quyết được tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Nhiều người lo ngại hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội sẽ không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân nếu xe máy bị cấm.

Hà Nội hiện chưa có hệ thống metro, và xe buýt chỉ đáp ứng được khoảng 12% nhu cầu đi lại của thành phố. Việc xây dựng hệ thống skytrain bị chậm nhiều so với tiến độ nhưng dự tính sẽ khánh thành vào năm 2018.

image

Đề cập về tính khả thi của đề án này, nhà báo Luke Hunt viết trên tờ The Diplomat rằng các xe hơi là không cần thiết ở trong thành phố vì chúng chiếm nhiều chỗ trên đường mặc dù nhiều khi chỉ chở có một người. Xe hơi nhiều khi đỗ trên vỉa hè, vừa làm hỏng bề mặt vừa gây cản trở đường đi cho người đi bộ. 

Người đi bộ phải đi xuống lòng đường cùng xe máy trong giờ cao điểm, và thực tế là xe máy hợp lý [cho giao thông ở nội đô] còn ô tô thì không.

Tuy nhiên, ông nhận định những chiếc xe hơi cỡ lớn lại là biểu tượng về địa vị cho những người giàu có. Chẳng hạn ở Campuchia, loại xe hơi lớn như xe tải, như Toyata Tundra, rất được những người có chức quyền ưa chuộng.

image

Ngược lại, xe máy không được những người đề cao địa vị ưa dùng ở châu Á vì được coi là phương tiện của người nghèo. Họ không muốn đi xe máy vì xe máy làm họ nhớ đến bất bình đẳng ở những thành phố họ đang sống. Xe máy là biểu tượng cho địa vị thấp hèn, không mong muốn. Đuổi xe máy đi, đuổi người nghèo đi.

Trung Cộng là một ví dụ điển hình. Nước này đã thay da đổi thịt nhanh chóng trong 20 năm qua. Ở các thành phố lớn, những chiếc xe đạp lại rẻ tiền và thân thiện môi trường, từng là phương tiện đi lại chính đã bị thay thế bởi xe hơi hiện đại. Và giờ đây bầu không khí rất ô nhiễm và nạn tắc đường thì thật tồi tệ.

image
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói hiện có khoảng 2,5 triệu xe máy đang lưu thông ở Hà Nội thuộc dạng quá hạn sử dụng

Câu hỏi lớn

Những năm 1993, Hà Nội cũng từng có đề án về giao thông với lý do tương tự. 

Chính quyền thành phố tuyên bố sẽ đầu tư để cải thiện hệ thống giao thông công cộng xuống cấp, đặc biệt đường xe lửa. Họ hứa hẹn sẽ có đường ray mới nhanh hơn, hiện đại hơn.

Nhưng trên thực tế, cải cách này chỉ đạt kết quả rất khiêm tốn. Chẳng hạn, cũng các chuyến tàu đó, thay vì chạy hai chuyến một ngày, đã chạy nhiều chuyến hơn.

image

Liệu chính quyền TP Hà Nội có thực sự cải thiện được giao thông công cộng đủ khả năng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân để họ bỏ xe máy hay không? Đây còn là một câu hỏi lớn.

Tác giả Luke Hunt cho rằng đề án cấm xe máy là không hợp lý. Đáng lẽ ra phải cấm ô tô. Xe máy lẽ ra phải được khuyến khích sử dụng song song với các phương tiện giao thông công cộng và xe đạp.

Ông Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia kinh tế cao cấp, cựu thành viên Tổ tư vấn Chính phủ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, được VTC News dẫn lời: "Chủ trương của Hà Nội và kể cả TP. Sài Gòn hạn chế xe máy lưu thông trong thành phố là đúng."

"Xe máy đang là vấn đề làm đau đầu các nhà quy hoạch giao thông ở đô thị. Hiện nay, chỉ xét riêng thành phố Hà Nội, chính quyền mới chỉ giảm dần hạn ngạch cấp đăng ký, quy định các khu vực, con đường cấm xe máy, đôi khi đã tạo sự bất tiện cho người sử dụng xe máy."

image

"Song trong tương lai chắc chắn cần phải tính đến việc cấm xe máy lưu thông trong nội đô theo các mốc thời gian phù hợp với sự gia tăng phương tiện công cộng như xe buýt, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm".

Báo Zing trích lời ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội nói: 

"Từ nay đến năm 2030, Hà Nội còn 13 năm để thực hiện lộ trình, từng bước hạn chế phương tiện này và xây dựng hệ thống giao thông công cộng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân."

image

Tìm thấy phim 'nô lệ tình dục' cho lính Nhật
20 phát minh tuyệt vời của Nhật Bản
Linh Mục cũng là người
Người Thái bán dâm kể về phố đèn đỏ Frankfurt
Khuynh hướng tình dục có là thước đo đạo đức không...
Chứng mất khẩu vị
Lợi ích cho con đi học võ
Đảo Tri Tôn và thông điệp của tàu chiến Mỹ
Thực hư gạo nhựa, gạo giả?
UberMoto GrabBike đe dọa dịch vụ xe ôm truyền thốn...
Obama và cuộc chiến chống lại những giá trị của nư...
42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?
Hai người Việt hành hung một anh Tây chảy máu mũi
Tường thuật phiên xét xử sơ thẩm Blogger Nguyễn Ng...
Giạt vào bờ
Cuộc di cư vĩ đại chạy trốn Cộng Sản 1954-1955
Hình ảnh về Mỹ bị thay đổi lớn vì Trump?
Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng...
Con người có con mắt thứ ba?
Sự khác biệt giữa “Chiếm” và “Giải Phóng”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.